Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 8 năm 2021 | 10:38

“Nóng” tình trạng buôn, bán hàng hoá không nguồn gốc xuất xứ

Trước tình hình dịch Covid-19, đang diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã lợi dụng để buôn bán hàng hoá không nguồn gốc xuất xứ, mới đây lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh và TP. HCM bắt giữ số lượng lớn hàng không hoá đơn chứng từ.

Bắc Ninh thu giữ hơn 50 tấn hàng của ông chủ Trung Quốc

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), sáng 12/8, Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh, phối hợp với các lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra điểm tập kết tại kho hàng hóa tại địa chỉ khu An Giải, phường Trang Hạ, TX Từ Sơn, (Bắc Ninh), do ông Chen Jin Ming, quốc tịch Trung Quốc làm chủ.

 

 Toàn bộ số hàng hóa được di chuyển về kho của Cục QLTT Bắc Ninh để phục vụ quá trình thẩm tra, xác minh vi phạm.

 

Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 12 loại mặt hàng với số lượng hơn 4 triệu sản phẩm là các loại bút mang nhãn hiệu “Thiên Long”, “Plog GP-777”, dao cạo râu mang nhãn hiệu “Gillette”, “Croma”, “BiC”. Trị giá của lô hàng ước tính gần 10 tỷ đồng. Tại thời điểm kiểm tra, ông Chen JinMing chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến toàn bộ số hàng hóa trong kho.

Theo Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh, trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải mất rất nhiều thời gian theo dõi, thẩm tra, xác minh, đoàn kiểm tra mới có thể tiến hành kiểm tra kho hàng. Theo ước tính lô hàng có tổng trọng lượng khoảng 40-50 tấn. Phần lớn các mặt hàng đều có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

 

 Kho hàng vi phạm có tổng khối lượng gần 50 tấn.

 

Đến chiều ngày 13/8, đoàn kiểm tra đã hoàn tất các thủ tục lập biên bản tạm giữ toàn bộ hơn 4 triệu sản phẩm có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh, làm rõ để có các bước xử lý tiếp theo quy định của pháp luật.

TP. HCM thu giữ lượng lớn trang thiết bị y tế phòng dịch không chứng từ

Trước tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh đang diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng đã lợi dụng nhu cầu cấp thiết của người dân để kinh doanh các mặt hàng trang thiết bị y tế, dược phẩm bất hợp pháp. Trong thời gian ngắn lực lượng chức năng bắt nhiều vụ liên quan đến buôn bán trang thiết bị y tế không hoá đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.

Chỉ riêng trong ngày 12/8/2021, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh phát hiện 02 vụ vi phạm. Cụ thể, Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh tiến hành khám phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính đối với container chứa hàng hóa đặt trên rơ-mooc có đầu kéo mang số hiệu CAIU8577984 (rơ-moóc số 51R-092.85 và đầu kéo số 51D-044.47) dừng đậu trong khuôn viên Kho 601, ở số 601-603-605 Quốc Lộ 1A, phường An Lạc, quận Bình Tân, do bà Bảo Nguyễn Thị Thùy là chủ sở sở.

 

 Các kiện hàng hóa trong container mang số hiệu CAIU8577984.

 

Qua kiểm đếm lực lượng chức năng phát hiện 13.828 đơn vị sản phẩm gồm: mặt hàng máy tạo ôxy, dụng cụ đo nồng độ ôxy trong máu, vỏ chai đựng ôxy, thực phẩm bao gói sẵn, quần áo may sẵn, phụ tùng xe gắn máy, phụ kiện điện thoại… các loại, các hiệu, do Trung Quốc và Mỹ sản xuất.

Tất cả số hàng hóa đều bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, không có tài liệu liên quan đến chất lượng hàng hóa. Chủ cơ sở cũng không xuất trình được các hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Cục Quản lý Thị trường đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Cùng ngày, Đội QLTT số 14, tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Thương mại Quốc Tế Tín Thực, ở 550 đường Lũy Bán Bích, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, do bà Vũ Thị Thơm là người đại diện pháp luật.

Qua kiểm tra, Đội phát hiện Công ty kinh doanh thiết bị y tế các loại do Trung Quốc sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam; không có số lưu hành và hóa đơn, chứng từ.

 

 

Lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ 80 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 và 36 máy đo nồng độ oxy trong máu có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục thẩm tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, ngày 4/8, Đội Quản lý thị trường số 16, phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Quốc tế Phùng Anh (ở số 21 đường 4B, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân) đang kinh doanh mặt hàng mặt nạ thở oxy, khẩu trang 3M 1860 và bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19, do ông Phùng Văn Long là Giám đốc.

 

 Mặt hàng khẩu trang 3M 1860; Bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 tại Công ty TNHH Quốc tế Phùng Anh.

 

Qua làm việc và đối chiếu các hóa đơn, chứng từ do công ty xuất trình, công ty chưa xuất trình được Giấy công bố đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế theo quy định; toàn bộ hàng hóa có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài nhưng chưa chứng minh nguồn gốc thương nhân nhập khẩu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Đội Quản lý thị trường số 16 đã tạm giữ 2.280 cái khẩu trang 3M 1860 xuất xứ Trung Quốc, 3.325 bộ kít xét nghiệm nhanh Covid 19: Humasis Covid-19-19 Ag Test xuất xứ Hàn Quốc và 3.000 cái mặt nạ thở oxy xuất xứ Trung Quốc để tiếp tục thẩm tra, xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.

Đặc biệt, chỉ trong ngày 9/8, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ nhiều trang thiết bị y tế không có hoá đơn chứng từ. Cụ thể, Đội đã phối hợp kiểm tra Chi nhánh Công ty TNHH TM DV xuất nhập khẩu N.H.B ở phường Bình Hưng Hòa B (Bình Tân) do ông Nguyễn Hoài Bách là người đứng đầu chi nhánh.

 

 

Qua đối chiếu hàng hóa thực tế với hóa đơn, chứng từ, Đoàn kiểm tra phát hiện 300 cái khẩu trang 3M 9001V chưa xuất trình hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu; 20 cái máy tạo oxy và 3.400 cái khẩu trang bảo hộ lao động N95 là hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định.

Cũng ngày, tại phường Bình Hưng Hòa B, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp tiến hành kiểm tra đối với Điểm chứa hàng của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Taisum. Qua đối chiếu hàng hóa thực tế với hóa đơn, chứng từ, Đoàn kiểm tra phát hiện có 143,5 kg găng tay cao su không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ và 480 cái khẩu trang 3M chưa qua sử dụng, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.

Cục Quản lý Thị trường TP Hồ Chí Minh đã tạm giữ toàn bộ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và tiếp tục thẩm tra, xác minh, xử lý vụ việc theo quy định.

Điện Biên bắt 2 đối tượng thu giữ 98 bánh heroin

Mới đây, vào khoảng 1h30, ngày 13/8, tại bản Nậm Khăn (xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, (Công an tỉnh) phối hợp với các lực lượng chức năng phá thành công chuyên án 121V, bắt quả tang Vàng A Súa (SN 1988, trú tại bản Phi Lĩnh 2, xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Tang vật lực lượng chức năng thu giữ gồm: 98 bánh hêrôin (khối lượng 34,3kg), 1 xe ô tô bán tải Hilux, 2 xe máy, 2 điện thoại di động cùng một số tài liệu khác có liên quan.

 

 Đối tượng Vàng A Súa cùng tang vật vụ án bị bắt giữ trong chuyên án 121V tại cơ quan điều tra.

 

Qua đấu tranh mở rộng chuyên án, công an tỉnh Điện Biên tiếp tục bắt khẩn cấp  đối tượng Sùng A Hòa (SN 1988, trú tại bản Làng Dung, xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Các đối tượng khai nhận vận chuyển thuê số ma túy trên với tiền công 300 triệu đồng từ một người không rõ danh tính. Hiện chuyên án đang được điều tra mở rộng.

Quảng Trị  bắt thanh niên vận chuyển 60.000 viên MTTH

Khoảng 0g30 ngày 14/8, tại thôn Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, (Quảng Trị), Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (BĐBP Quảng Trị) chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng bắt giữ đối tượng Hồ Văn Long (SN 2000, trú tại thôn 1, xã Thuận, huyện Hướng Hóa, Quản Trị) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

 

 Đối tượng Hồ Văn Long cùng tang vật bị lực lượng Biên phòng Quảng Trị bắt giữ.

 

Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 60.000 viên nén màu hồng, hình trụ, trên bề mặt mỗi viên có in hình WY. Qua đấu tranh khai thác, đối tượng Long khai nhận là ma túy tổng hợp. Vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top