Kết quả phân tích của cơ quan chức năng cho thấy, quá trình sản xuất giấy, Công ty TNHH Long Huy Hùng Đắk Nông đã xả thải ra môi trường với nhiều thông số vượt quá quy định.
Trước đó, vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương đã kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty Long Huy Hùng Đắk Nông.
Quá trình kiểm tra phát hiện doanh nghiệp này đã xả thải trực tiếp ra môi trường, khiến dòng nước ở ở khe suối chuyển màu đen, cá nuôi ở ao, hồ bị chết.
Để có cơ sở xử lý, lực lượng chức năng đã yêu cầu Công ty Long Huy Hùng Đắk Nông tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu nước tại 3 vị trí gồm: nước thải đầu vào, nước thải đầu ra sau hệ thống xử lý và điểm nước thải tại hồ tiếp nhận để phân tích.
Kết quả phân tích cho thấy, nguồn nước thải của Công ty Long Huy Hùng Đắk Nông có nhiều thông số vượt quá nhiều lần so với quy định, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, một số thông số chủ yếu như TSS (tổng chất rắn lơ lửng) vượt hơn 8 lần; BOD (lượng ôxy cần thiết để vi sinh vật ôxy hóa các chất hữu cơ-chỉ tiêu BOD cao thì nguồn nước bị ô nhiễm chất hữu cơ nặng) vượt 20,7 lần; COD (lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá các hợp chất hoá học trong nước) vượt 10,3 lần. Theo đó, các thông số trên vượt quá quy định càng cao thì nguồn nước càng ô nhiễm nặng và khó xử lý.
Hiện, cơ quan chức năng đang hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xử lý hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường đối với doanh nghiệp trên.
Trước đó, báo Kinh tế nông thôn từng phản ánh, hàng chục hộ dân thôn 7, xã Đắk Ha (Đắk G’long) đứng ngồi không yên khi phát hiện dòng nước ở khe suối đột ngột đổi màu đen. Người dân khẳng định, nguồn nước có màu lạ này xuất phát từ khu vực sản xuất của Công ty TNHH MTV Long Huy Hùng Đắk Nông. Quá trình kiểm tra hiện trường cho thấy, sau khi sản xuất, tái chế giấy bằng một quy trình bẩn, độc hại, Công ty Long Huy Hùng Đắk Nông đã ngang nhiên xả toàn bộ chất thải độc hại ra môi trường.
Đứng gần khu vực sản xuất, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, xen lẫn mùi khét, hắc của hóa chất.
Điều đáng nói, trong khi chờ kết quả phân tích mẫu nước, lực lượng chức yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, tuy nhiên doanh nghiệp này cố tình không chấp hành, vẫn tổ chức sản xuất và xả thải ra môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.