Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2021 | 23:6

Ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn

Trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi đang ngày càng phổ biến và phức tạp, người dân bức xúc vì phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên nồng nặc… cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc.

Những ngày gần đây, nhiều người dân tại xóm 9, xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu (Nam Định) phản ánh, người dân nơi đây đang phải sống khổ sở trong môi trường ô nhiễm nặng nề bởi mùi hôi thối bốc ra từ trang trại chăn nuôi lợn án ngữ trên địa bàn.
 
Đáng nói, trang trại chăn nuôi lợn đã đi vào hoạt động nhiều năm nay. Từ khi đi vào hoạt động, đã gây ảnh hưởng tới môi trường, đời sống người dân. Tuy nhiên, chính quyền các cấp chưa xử lý dứt điểm, gây bức xúc cho người dân đang sinh sống quanh đây.
 
Ông Hoàng Văn Bình (50 tuổi, xóm 9, xã Hải Sơn) bức xúc cho biết, thời gian qua, gia đình ông cũng như nhiều cư dân trong xóm 9 của xã đã nhiều lần chứng kiến nguồn nước đen kịt xả thải từ trang trại ra sông, ngòi và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
trang-trai-lon1.jpg
Con mương dẫn nước quang trang trại lợn (Nguồn: Công Lý)
Theo ông Bình, tập thể xóm đã làm đơn kiến nghị gửi lên UBND xã Hải Sơn và chính quyền địa phương cũng đã xuống làm việc với người đứng đầu trang trại. Mặc dù phía trang trại hứa hẹn sẽ xử lý, khắc phục dứt điểm mùi hôi thối nhưng đến nay tình trạng trên vẫn diễn ra.
 
Từ phản ánh của người dân, khu vực trang trại nuôi lợn nằm trên mảnh đất lớn, nằm cách khu dân cư không quá xa, khoảng 10m. Nguồn nước dưới mương có hiện tượng sủi bọt trắng, đổi màu đen kịt, bốc mùi hôi thối.
 
Thông tin báo chí, ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Hải Sơn thừa nhận việc người dân trên địa bàn bức xúc và nhiều lần phản ánh về tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường từ trang trại lợn là đúng.
Ngay sau khi tiếp nhận đơn, UBND xã đã phối hợp với cơ sở xóm, khu dân cư vào làm việc với trang trại. Phía trang trại đã có cam kết nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục.
 
Ông Chung cũng cho biết, trang trại lợn rộng khoảng 4.500m2 do Trung tâm giống gia súc gia cầm tỉnh Nam Định (Sở NN-PTNT Nam Định) quản lý.

Sống chung với ô nhiễm môi trường trong 6 năm trời

Thông tin từ người dân phản ánh, trang trại chăn nuôi lợn của ông Thái Công Danh có địa chỉ tại thôn 12, thuộc xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã hoạt động được 6 năm, thời điểm trại chăn nuôi nhiều nhất lên đến 1.800 con lợn.

Mặc dù chăn nuôi với số lượng lớn, nhưng chủ trang trại này lại không bảo đảm được các quy định về vệ sinh môi trường, xả nước thải chăn nuôi trực tiếp ra dòng suối gây mùi hôi thối nồng nặc, khiến môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân xung quanh.

Người dân sống cạnh trại chăn nuôi bức xúc nói “Mấy năm nay, gia đình tôi và những người sống gần trại chăn nuôi lợn này đều khốn khổ bởi mùi hôi thối, nhất là vào buổi chiều, nhiều nhà luôn phải đóng hết tất cả các cửa để ngăn bớt mùi hôi bay vào nhà”.

Được biết, nguồn nước ô nhiễm và bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là do chính trại chăn nuôi này thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý xuống suối Lan Anh (người dân còn gọi là Khe Đại). Trước đây dòng suối vốn dĩ trong veo, mát mẻ, đây cũng là nguồn nước của gần 300 hộ dân thôn 10, 11 và 12 xã Hà Linh sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu.

 

z2797032544135_547667230ba9fbabc8cbd6bf10167825.jpg
Trại chăn nuôi lợn của hộ gia đình ông Thái Công Danh ở thôn 12, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh (Nguồn: SK&MT)

Trao đổi vấn đề này với báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Linh, ông Đặng Văn Sơn cho biết: “Đầu tháng 7/2021, sau khi nghe người dân phản ánh, đoàn kiểm tra của xã đã đến kiểm tra và làm việc với chủ trang trại. Trước những vi phạm về xả chất thải chưa qua xử lý ra suối Lan Anh, không có hồ sơ quy hoạch bảo vệ môi trường theo quy định, đoàn đã lập biên bản và yêu cầu chủ trang trại này phải thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường”.

Ông Nguyễn Xuân Quyền, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Khê cũng cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin từ PV, Phòng đã cho các cơ quan chức năng xuống lập biên bản, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để xử phạt, chúng tôi sẽ sớm làm báo cáo gửi cho tòa soạn”.'

Tiếp nhận và giải quyết vấn đề từ tháng 7/2021, tuy nhiên đến nay người dân sinh sống gần trại chăn nuôi lợn của ông Thái Công Danh vẫn tiếp tục phản ánh tình trạng xả thải diễn ra ngang nhiên, lượng nước thải chảy ra ồ ạt hơn. Người dân than vãn, đã phản ánh vấn đề này đến các cơ quan chức năng nhiều lần, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ và chưa có biện pháp xử lý khắc phục.

Người dân đang rất băn khoăn về việc, một trang trại nuôi lợn với quy mô đàn lên đến 1.800 con chỉ cách 100m là đến nhà của gần 300 hộ dân có đúng quy định hay không? Và việc ông Danh ngang nhiên xả nước thải gây ô nhiễm môi trường nhiều năm nay nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết, liệu có ai đang “chống lưng” cho ông Danh?

Phát triển chăn nuôi đã và đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế mà đánh đổi môi trường và sức khỏe của người dân. Rất mong các cơ quan chức năng xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc kiểm tra, xử lý những hộ chăn nuôi, trang trại làm sai quy định trả lại môi trường sống trong lành cho người dân nơi đây.

Xử lý 2 chủ trang trại gây ô nhiễm môi trường

Mới đây, công an huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, đã phát hiện xử lý 2 chủ trang trại trên địa bàn về hành vi “xả thải gây ô nhiễm môi trường”.

Qua công tác kiểm tra nắm tình hình, Công an huyện Xuân Lộc đã phát hiện một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Sau nhiều ngày đêm theo dõi, lúc 10 giờ 00 ngày 19/9/2021, Công an huyện Xuân Lộc tổ chức lực lượng, đồng loạt tiến hành bắt quả tang hai trại chăn nuôi heo gồm trang trại chăn nuôi heo Toàn Tâm Uyên (Xuân Bắc 4, có địa chỉ: ấp 2A, xã Xuân Bắc) và trang trại chăn nuôi heo của bà Nguyễn Thị Thu Hiền (địa chỉ: ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ).

Tại hiện trường, trang trại Toàn Tâm Uyên không vận hành hệ thống xử lý nước thải,​ đang sử dụng 01 máy bơm công suất 3HP, bơm trực tiếp nước thải từ trang trại chăn nuôi heo chưa qua xử lý từ bể lắng cuối hệ thống qua 01 đường ống ngầm có đường kính 09cm ra dòng suối Tà Rua phía sau trang trại và xả thải trực tiếp ra sông La Ngà (Định Quán).

Ngoài ra, còn phát hiện 01 hồ nuôi cá có chứa nhiều cá thể heo chết được đổ thải trực tiếp trong hồ bốc mùi hôi thối và một con heo chết trọng lượng 200kg không tập kết đúng nơi quy định.

Tại trang trại chăn nuôi heo do bà Nguyễn Thị Thu Hiền (ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc), Công an huyện phát hiện phía sau trại heo có 01 đường ống ngầm đang dẫn nước thải có mùi hôi thối chưa qua xử lý ra suối Gia Lào thuộc ấp Thọ Hòa, xã Xuân Thọ gây ô nhiễm môi trường và 01 đường ống nhựa có đường kính 20cm, chiều dài 25m được chôn ngầm dẫn từ hồ chứa nước thải có phân heo chưa qua xử lý dẫn ra suối Gia Lào đổ ra sông La Ngà (Định Quán).

 

dddddddđ.jpg
Ảnh minh họa

Thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý nước thải không hoạt động, có 50 con heo chết trọng lượng 2,5 tấn để không đúng nơi quy định, bốc mùi hôi thối.

Công an huyện Xuân Lộc đã phối hợp Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai) lấy mẫu nước thải chưa qua xử lý để giám định.

Đồng thời, yêu cầu 02 chủ trang trại trên phải thực hiện đúng quy trình xử lý chất thải (nước thải và heo chết) và thực hiện khắc phục ngay các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Hiện, Công an huyện Xuân Lộc đang củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm hành vi “xả thải gây ô nhiễm môi trường” của 02 trại heo Toàn Tâm Uyên (Xuân Bắc 4) và và Nguyễn Thị Thu Hiền (Thọ Hòa - Xuân Thọ) theo quy định của pháp luật.

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top