KTNT- Với sự tham mưu đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, ngày 20/05/2010 UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 2141/QĐ-UBND-VX “Về việc cho phép Trường Trung cấp Y dược Bắc Ninh được mở Chi nhánh đào tạo tại Nghệ An”. Thế nhưng xung quanh vấn đề này còn nhiều ý kiến trái ngược nhau!.Cung vượt cầu
KTNT- Không thể phủ nhận việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên đã giúp hàng ngàn hộ dân được sử dụng điện, góp phần rút ngắn khoảng cách vùng miền, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thế nhưng, cũng chính những công trình này đã đẩy nhiều danh thắng nổi tiếng vào tình trạng kêu cứu, ảnh hưởng đến môi trường và mất rừng.
Chuyện tưởng như đơn giản nhưng thực trạng gian lận trong sử dụng dây trói cua đã trở thành vấn nạn từ nhiều năm nay. Sự bất hợp lý này, ngoài hành vi gian lận của các hộ kinh doanh, phải thừa nhận một phần trách nhiệm của người tiêu dùng.Bà Thuỷ Tiên, một hộ bán cua tại chợ phường 3, thị xã Bạc Liêu (Bạc Liêu) phân trần: “ở đây ai cũng trói cua bằng dây to như vậy, mình không làm thì người khác cũng làm. Vả lại, cua khi thu mua từ các thương lái người ta cũng đã buộc dây và tính tiền cả rồi. Lâu nay mua bán cua vẫn thế, chứ ai có ép mua đâu!?”. Biết vậy, nhưng nếu người tiêu dùng kiên quyết hơn và ngành quản lý ngăn chặn hành vi gian lận này sớm hơn, thì chắc sẽ không tồn tại hành vi mua bán thiếu văn minh trên.
Vì bệnh thành tích, nhiều địa phương, trong đó có Bạc Liêu, đã báo cáo tỷ lệ hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh lên đến 90%. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) công bố tháng 6/2010, các chỉ số về nước sạch và VSMTNT ở Bạc Liêu còn quá thấp, riêng tỷ lệ dùng nước sạch chỉ đạt 49,46%.Vừa thiếu nước, vừa ô nhiễm
Theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2010, huyện Hưng Nguyên gieo cấy gần 5.700ha, nhưng do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông ngòi, hồ đập bị khô kiệt nên chỉ thực hiện được 5.540ha. Hiện hơn 3.900ha lúa đang trong tình trạng khát nước, trong đó có 2.800ha bị hạn nặng và khô cháy.Với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân, huyện Hưng Nguyên đã huy động mọi nguồn lực tập trung chống hạn. Cụ thể, huyện phát động toàn dân đắp bờ giữ nước, khơi thông và đào sâu hệ thống kênh dẫn; tu sửa máy móc thiết bị, mua hàng trăm ống hút nối dài; nạo vét bể hút của các trạm bơm lấy nước từ kênh Hoàng Cần, kênh Thấp, kênh Gai nhằm tận dụng tối đa nguồn nước. Các trạm bơm túc trực 24/24 giờ để chống hạn và bơm tạo nguồn cho các trạm không đủ nguồn nước như trạm bơm chuyền 12/9, trạm 8, trạm bơm Hưng Xuân.