Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 5 năm 2022 | 15:35

Phát hiện, tạm giữ số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không rõ nguồn gốc

Gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện, tạm giữ số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, có những mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Hàng loạt cơ sở buôn bán phân bón giả, kém chất lượng
 
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ của Cục QLTT tỉnh Hưng Yên, Đội QLTT số 1 đã tiến hành lấy 9 mẫu phân bón có dấu hiệu vi phạm về chất lượng hàng hóa của 4 cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn thành phố Hưng Yên để kiểm tra chất lượng phân bón với mức chất lượng công bố trên bao bì, nhãn mác.
 
Kết quả thử nghiệm đối với 9 mẫu phân bón của Công ty cổ phần chứng nhận và giám định IQC, địa chỉ: Lô 6, BT4, KĐT mới Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội cho thấy có 3 mẫu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và 01 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng. Kết quả xử lý đối với các cơ sở có mẫu vi phạm như sau:
xa.jpg

 

xx.gif
Các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng bị Đội QLTT số 1, Cục QLTT Hưng Yên phát hiện, xử lý.
Đối với Hộ kinh doanh Trịnh Chí Thanh, địa chỉ: Nễ Châu, Xã Hồng Nam, thành Phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, phạt vi phạm hành chính 7.500.000 đồng với hành vi vi phạm hành chính: Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Mẫu phân bón vi phạm là: phân bón NPK Max One 16-9-21+TE do Công ty cổ phần phân bón Max One, địa chỉ: Lô F2A, đường số 2, KCN Tân Kim, Cần Giuộc, Long An sản xuất.
 
Đối với Chi nhánh Hưng Yên - Công ty TNHH thương mại Tuấn Tú, địa chỉ: xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, phạt vi phạm hành chính 30.000.000 đồng với hành vi: Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Mẫu phân bón vi phạm là: Phân bón NPK 16-16-8+13S Lộc Điền do Nhà máy phân bón Lộc Điền – Công ty TNHH thương mại Tuấn Tú sản xuất, địa chỉ: KCN Đồng Gia, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
 
Đối với Hộ kinh doanh Lê Văn Chìu, địa chỉ: Thị trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên, Thị trấn Lương Bằng, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên, phạt hành chính 70.000.000 đồng với 2 hành vi vi phạm là: Buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng.
 
Mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn tương ứng là: Phân bón Hữu Nghị NPK 15.15.15 là sản phẩm của Công ty TNHH liên doanh phân bón Hữu Nghị, địa chỉ: Khu Công Nghiệp và Đô thị Hoàng Long, P. Tào Xuyên, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
 
Mẫu phân bón là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng là: Phân bón NPK An Hưng 15-7-5+5S+TE (do chỉ tiêu chất lượng P2O5hh chỉ đạt mức nhỏ hơn 70% so với mức ghi trên bao bì hàng hóa) là sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất thương mại và đầu tư An Hưng, địa chỉ: Lô CN 11, Cụm Công nghiệp Đồng Sóc, xã Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
 
Qua những vụ việc này có thể trong 09 mẫu phân bón được lấy để thử nghiệm chất lượng thì có tới 4 mẫu là vi phạm, điều này cho thấy việc kiểm soát chất lượng thường xuyên đối với mặt hàng phân bón là hết sức cần thiết và cần được triển khai đồng loạt trên nhiều địa bàn của tỉnh Hưng Yên để hiệu quả quản lý Nhà nước đạt được kết quả cao.
 

Nhiều cơ sở kinh doanh phân bón giả

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tiền Giang liên tục phát hiện các cơ sở kinh doanh phân bón giả trên địa bàn.

Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Tiền Giang) chủ trì kiểm tra một hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện Châu Thành.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra lấy một mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, mẫu này là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng.

Cụ thể, các chỉ tiêu SiO2hh nhỏ hơn 1%, Ca chỉ đạt 19,2%, tổng hàm lượng SiO2hh và Ca nhỏ hơn 10,1% so với mức công bố. Lô hàng tồn tại thời điểm lấy mẫu là 150 bao phân bón loại 50 kg/bao, trị giá hàng hóa vi phạm gần 30 triệu đồng.

Trước vi phạm này, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh nêu trên về hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng với số tiền 80 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hộ kinh doanh tiêu hủy 150 bao phân bón vi phạm.

11.jpg
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang liên tục phát hiện các cơ sở kinh doanh phân bón giả. Ảnh: DMS

Chỉ 7 ngày, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành, Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho đột xuất kiểm tra tại ba hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho.

Thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra ghi nhận một số dấu hiệu vi phạm như phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc; chưa cung cấp được Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Đồng thời, Đoàn lấy ba mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng.

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm, hoàn chỉnh hồ sơ, Đội QLTT số 1 lập biên bản vi phạm hành chính đối với ba hộ kinh doanh nêu trên.

Các hành vi vi phạm: buôn bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa; không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng với chỉ tiêu chất lượng đạt từ 60% trở xuống, đáng chú ý có chỉ tiêu chỉ đạt 0,8% so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng.

Theo đề nghị của Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang trình và ngày 20-4, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành ba Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hộ kinh doanh vi phạm với tổng số tiền hơn 265 triệu đồng, tổng trị giá tang vật vi phạm gần 65 triệu đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 12-2021, Đội QLTT số 1 chủ trì phối hợp Phòng Kinh tế thành phố Mỹ Tho, Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành tiến hành kiểm tra đột xuất đối với 10 cơ sở kinh doanh phân bón trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành.

Qua kiểm tra, Đoàn lấy 11 mẫu phân bón gửi kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm cũng phát hiện 3 mẫu là hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và 3 mẫu có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

 

Tiếp tục tái phạm và bị xử lý

Sản xuất “phân bón rễ vi lượng cao cấp Con Bò Vàng” kém chất lượng, Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền đã bị lực lượng QLTT tỉnh An Giang kiểm tra, xử lý đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là: Đình chỉ hoạt động sản xuất 18 tháng đối với mặt hàng này. Theo quyết định, cơ sở sẽ kết thúc thời gian bị đình chỉ. Tuy nhiên, cơ sở tiếp tục bị lực lượng QLTT kiểm tra và đề xuất xử lý về 02 hành vi vi phạm.

Kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó và sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực là 02 hành vi vi phạm của Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền đang được Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh An Giang đề xuất Cục QLTT tỉnh An Giang xử lý.

Đối với 02 hành vi này, Công ty Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền có thể bị phạt số tiền 84 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ số 32/GP-CHC cấp ngày 24/4/2017 với thời hạn 02 tháng. Ngoài ra, Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền cũng sẽ phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc loại bỏ có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa trên 158 bao phân bón vi lượng Con Bò Vàng; Buộc thay đổi mục đích sử dụng của 480 chai Phân bón vi lượng Bò Vàng 9999, hàng hóa ghi nhãn của Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền.

phan-bón-an-giang.jpg

 

phan-bon-an-giang2.jpg
Hiện trường lực lượng chức năng kiểm tra tại Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền

Vụ việc được Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 2 phối hợp cùng Tổ công tác liên ngành số 3, Công an huyện Tri Tôn và Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Tri Tôn kiểm tra vào ngày 19 tháng 4 năm 2022 tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất Trang Điền (gọi tắt là Công ty Trang Điền), địa chỉ: Nguyễn Văn Cừ, khóm 1, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty là ông Nguyễn Phương Trí, Giám đốc Công ty đã xuất trình cho Đoàn kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ và Quyết định về việc công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có hiệu lực đến 10/9/2023.

Hàng hóa tại thời điểm kiểm tra gồm 3,2 tấn nguyên liệu than bùn, 550kg nguyên liệu bột sắt, 180kg nguyên liệu amino acid, 2.300 cái bao bì có nhãn nước ngoài, tất cả nguyên liệu đều có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Ngoài ra tại cơ sở còn có 158 bao Phân bón nhãn tiếng nước ngoài thành phẩm, 320 chai Phân bón vi lượng Bò Vàng 9999 ghi nhãn của Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền, 160 chai Phân bón vi lượng Bò Vàng 9999 ghi nhãn của Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền.

Tuy nhiên, kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tại cơ sở có 158 bao Phân bón vi lượng Con Bò Vàng có nhãn thể hiện thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa. Cụ thể, theo nhãn đăng ký đã được công nhận và lưu hành, Phân bón vi lượng Con Bò Vàng của Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền có 05 thành phần là Kẽm (Zn): 700 ppm, Đồng (Cu): 150 ppm, Bo (B): 100 ppm, sắt (Fe): 10.000 ppm). Tuy nhiên, trên nhãn hàng hóa của 158 bao Phân bón vi lượng Con Bò Vàng tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra có thêm 05 thành phần nữa là: (N) 9%; (P) 9%; (K) 9%; (Ca) 23% và (Mg) 5.5%).

Giải thích về điều này, Giám đốc Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền thừa nhận thành phần của Phân bón vi lượng Con Bò Vàng không có đăng ký 5 thành phần Nitơ (N); Lân (P); Kali (K); Canxi (Ca) và Magie (Mg) "Do yêu cầu từ phía đối tác" nên ông Trí buộc phải để.

Trước đó, đơn vị này cũng đã từng bị Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh An Giang kiểm tra và trình UBND tỉnh An Giang xử phạt về hành vi: “Kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó” tại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 532/QĐ-XPVPHC ngày 14/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Công ty TNHH TM DV SX Trang Điền đã thừa nhận hành vi tái phạm: “Kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó”.

 

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) dự báo, trong thời gian tới, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón sẽ có những diễn biến phức tạp. Để chủ động đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón. Đồng thời, vận động người dân chủ động tố giác và không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm để góp phần hạn chế các hành vi vi phạm. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh, chất lượng, nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết...

Trao đổi với báo chí, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối (Hà Nội), cho hay: Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng trong đó quy định các hành vi sản xuất buôn bán hàng giả bị xử phạt hành chính. Mức xử phạt cao nhất là phạt tiền lên đến 200 triệu đồng.

Ngoài ra, cá nhân tổ chức có hành vi sản xuất buôn bán hàng giả là phân bón còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi” theo Điều 195, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội này gồm: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng, hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.

 

 

 

 

Hữu Thắng - Tổng hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top