Ngành chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý hành vi buôn bán thuốc BVTV, phân bón không có quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện…
Vi phạm về điều kiện kinh doanh thuốc BVTV
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngày 24/3/2022, Đội QLTT số 5 tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh Đ.T, tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, do ông P.C.T làm đại diện hộ kinh doanh.
Tại thời điểm kiểm tra, đại diện hộ kinh doanh Đ.T không xuất trình được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán BVTV.
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc, ngày 28/3/2022, Đội QLTT số 5 lập biên bản vi phạm vi phạm hành chính và Đội trưởng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm chính đối với hộ kinh doanh Đ.T với số tiền 11.500.000 đồng; hành vi vi phạm là không đăng ký thành lập hộ kinh doanh và không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm
Hiện nay, diễn biến giá mặt hàng phân bón, thuốc BVTV trong nước có xu hướng tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nông nghiệp và làm gia tăng các hoạt động gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng… nhằm thu lợi bất chính đối với mặt hàng phân bón, thuốc BVTV.
Nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, các hành vi gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán bất hợp lý…, Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình sẽ phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tiến hành kiểm tra 16 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Không để phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường. Đồng thời, kết hợp công tác kiểm tra với công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm tạo bước chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi ích của người tiêu dùng.
Tại Công văn số 843/UBND-NNTN ngày 28/3/2022, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phân bón, thuốc BTVT trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum, các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, UBND các huyện, thành phố trên cơ sở thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc BTVT tại địa phương; kịp thời phát hiện và xử nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không đảm bảo chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và gây bức xúc trong xã hội.
Sở Khoa học và Công nghệ khẩn trương kiểm tra, xác minh và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến vụ việc do Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo tại Văn bản số 116/BC-SNN ngày 08/3/2022 theo đúng quy định của pháp luật; thông báo công khai kết quả xử lý vụ việc để người dân được biết; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện để nắm tình hình.
Cục BTVT (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa ban hành Thông báo số 503/BVTV-TTPC, công bố việc xử phạt 92 doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc BTVT kém chất lượng.
44 trong số 92 cơ sở bị xử phạt vi phạm mắc lỗi nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, 9 cơ sở sản xuất phân bón không đảm bảo chất lượng, 6 cơ sở buôn bán phân bón không đảm bảo chất lượng, 3 cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm nội dung ghi nhãn, 1 cơ sở không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm phân bón, 11 cơ sở nhập khẩu thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng, 2 cơ sở sản xuất thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng, 5 cơ sở buôn bán thuốc BVTV không bảo đảm chất lượng, 5 cơ sở sản xuất thuốc BVTV vi phạm nội dung ghi nhãn
Cụ thể, một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón kém chất lượng điển hình như: Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Nhuận Việt nhập khẩu Ammonium Chloride; Công ty cổ phần Đầu tư Hợp Trí nhập khẩu phân bón lá Hợp trí Super Humic; Công ty TNHH xuất nhập khẩu Trung Giang nhập khẩu phân bón NPK 18- 11-59+2MgO (Nutrigel); Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hóa chất An Phú nhập khẩu phân bón Ammonium Sulphate; Công ty TNHH Nguyễn Duy nhập khẩu phân bón NPK Buff 19-9-19 TN…
Một số doanh nghiệp sản xuất phân bón không đảm bảo chất lượng, đó là: Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Hóa nông Lúa Xanh; Công ty TNHH Cửu Long; Công ty TNHH Phân bón Đất Phúc; Công ty TNHH Nông Vui; Công ty cổ phần Phân bón Long Điền Thanh Hóa; Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Phong Vũ; Công ty cổ phần Kỹ thuật DO HALEDUSA; Công ty cổ phần Dịch vụ Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp...
Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục BVTV, hằng năm nước ta sử dụng trên 11 triệu tấn phân bón. Phân bón giả gây ra hệ lụy rất lớn cho người nông dân, nếu dùng phân bón giả hàm lượng dinh dưỡng không đạt thì năng suất xuống, gây hại đất, ảnh hưởng môi trường, nguồn nước, công sức của người nông dân cả vụ mất hết.
Cục BVTV dự báo, trong thời gian tới, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón sẽ có những diễn biến phức tạp.
Để chủ động đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, góp phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thời gian tới, Cục BVTV sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón.
Đồng thời, vận động người dân chủ động tố giác và không tiếp tay cho các đối tượng vi phạm để góp phần hạn chế các hành vi vi phạm; thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh, chất lượng, nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết...
Cục BVTV đề nghị chính quyền địa phương các cấp cần phối hợp với các cơ quan chuyên ngành ở địa phương tổ chức cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón phải ký cam kết không kinh doanh phân bón giả, hàng nhập lậu, không đảm bảo chất lượng. Đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về phân bón. Đơn vị cũng yêu cầu các chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh và chính quyền các địa phương thường xuyên rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón; theo dõi, nắm chắc tình hình cung cầu, giá cả, phương thức, thủ đoạn của đối tượng vi phạm để chủ động kiểm tra, xử lý triệt để các vụ việc vi phạm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.