Chung tay chia sẻ những khó khăn cùng nông dân Bắc Giang, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ 100 tấn vải thiều cho tỉnh Bắc Giang.
Ngày 3/6, đợt vải thiều Bắc Giang đầu tiên đã được vận chuyển, tiêu thụ trong ngành quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa. Sản lượng vải thiều được vận chuyển về trong những ngày tiếp theo, sẽ được các đội quản lý thị trường triển khai bán giúp nông dân vùng dịch.
Chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản được Tổng cục Quản lý thị trường triển khai theo Chỉ thị số 08/CT-BCT, ngày 25/5 của Bộ Công thương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thông qua chương trình này, lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ phối hợp Tổng công ty Bưu điện Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ tiêu thụ 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang qua hai hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng trực tuyến.
Việc bán hàng trực tiếp thông qua mạng lưới vận tải, VNPost phối hợp với Cục QLTT Bắc Giang để đảm bảo nguồn cung vải thiều chất lượng, an toàn phòng dịch và lo toàn bộ khâu vận chuyển đến 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cục QLTT tỉnh, phối hợp các đội QLTT trên địa bàn quản lý tổ chức các điểm bán hàng lưu động đến khu vực xa trung tâm, các khu đô thị, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp để bán hàng trực tiếp.
Các địa bàn trọng điểm được giao tiêu thụ số lượng lớn là Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…
Bên cạnh đó, sẽ bán hàng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử www.postmart.vn của VNPost, vải thiều Bắc Giang sẽ bán online cho từng cá nhân đặt hàng. VNPost sẽ gửi tin nhắn đến 60 triệu thuê bao điện thoại di động trên cả nước để giới thiệu chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều cho nông dân vùng dịch Bắc Giang.
Cục QLTT tỉnh là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin 24/7 hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực hiện thu thập thông tin về sản lượng tiêu thụ trên địa bàn để xác định nhu cầu, sản lượng cần thiết cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc của phương tiện vận chuyện tại các điểm, chốt phòng dịch.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…