Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 8 năm 2016 | 2:0

Phát triển làng nghề, xã Lê Lợi nâng cao thu nhập cho người dân

Từ bao đời nay, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) nổi tiếng với nghề chạm bạc. Năm 2001, Lê Lợi vinh dự được UBND tỉnh Thái Bình cấp bằng công nhận làng nghề chạm bạc - dệt đũi quy mô toàn xã. Phát huy truyền thống của cha ông, quê hương Lê Lợi đang đổi thay từng ngày.

Nghề chạm bạc ở xã Lê Lợi.  Ảnh: Ngọc Linh.

Lê Lợi hiện có 312 cơ sở, tổ thợ với gần 1.650 lao động được phân bổ ở 17 nghề. Cùng với Lê Lợi, hai xã Hồng Thái và Trà Giang cũng có nghề truyền thống chạm bạc nhưng đến nay duy nhất ở Lê Lợi vẫn duy trì được mô hình HTX Phú Lợi làm nghề kim hoàn chạm bạc Đồng Xâm. HTX Phú Lợi có doanh số 1,3 tỷ đồng, nộp thuế 50 triệu đồng, đảm bảo việc làm ổn định cho trên 30 lao động tại chỗ và 02 tổ thợ vệ tinh với thu nhập bình quân từ 2,7 triệu đồng /người/tháng trở lên.

Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi để Lê Lợi tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Sau 4 năm thực hiện, bộ mặt của xã đã có nhiều thay đổi tích cực: Hơn 15km hệ thống đường trục xã, trục thôn, nhánh trục thôn được bê tông hóa đến từng ngõ, hộ gia đình; hệ thống thủy lợi được nâng cấp với 4 trạm bơm tưới tiêu, 11 cống đập, cứng hóa hơn 8km mương dẫn nước và gần 10km đường giao thông trục chính nội đồng; hệ thống trường học mầm non, tiểu học, THCS đều đạt chuẩn quốc gia, 100% số thôn có nhà văn hóa đạt yêu cầu theo quy định; nâng cấp, tôn tạo các khu di tích lịch sử văn hóa, 100% cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa…

Để triển khai có hiệu quả chương trình XDNTM, ông Nguyễn Văn Tịnh, Chủ tịch UBND xã Lê Lợi, chia sẻ: Ngoài nguồn vốn từ Trung ương, vốn dự án, ngân sách địa phương, xã thực hiện tốt công tác huy động sức dân bằng cách tuyên truyền để nhân dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa về công cuộc XDNTM là “dân làm, dân hưởng”. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ công khai, minh bạch. Quá trình đó, người dân giám sát và cho ý kiến cụ thể để thực hiện các công trình. Đặc biệt, xã đã làm tốt công tác dân vận, vận động người dân đóng góp tiền của, công sức XDNTM. Quan điểm của xã là  tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó cần đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực… Với cách làm đó, Lê Lợi đã tạo được sự đồng thuận cao, phát huy tính dân chủ trong nhân dân. Qua 4 năm triển khai XDNTM, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, chung sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, Lê Lợi đã huy động tổng nguồn vốn 23,17 tỷ đồng và hoàn thành 19/19 tiêu chí năm 2014.

Mặc dù đã về đích, nhưng lãnh đạo xã luôn xác định: Danh hiệu xã NTM là thành công bước đầu, là tiền đề, động lực cho cán bộ và nhân dân Lê Lợi khẳng định mình và tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trong những năm tiếp theo. Có như vậy mới xây dựng quê hương Lê Lợi ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Sơn Đức

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top