Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa có ý kiến về việc xử lý phản ánh, kiến nghị của một số công dân về đề xuất xây dựng bãi đỗ xe ngầm trong khuôn viên Công viên Cầu Giấy (Hà Nội).
Vừa qua, Công ty CP đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ đề xuất xin xén 1,45ha ở phía Đông Bắc của Công viên Cầu Giấy (hiện công viên rộng 10ha) để thực hiện dự án gồm các hạng mục bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại, dịch vụ... với tổng vốn đầu tư 565 tỷ đồng.
Hạng mục bãi đỗ xe ngầm có 3 tầng hầm. Trong đó hai hầm dưới cùng dự kiến có diện tích 24.000m2, làm chỗ đỗ cho 874 ôtô. Ở hầm trên cùng, chủ đầu tư dự định dành 12.000m2 kinh doanh thương mại với rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức sự kiện, khu vui chơi trẻ em, khu tập thể thao, trung tâm thương mại...
Lý giải về đề xuất này, chủ đầu tư cho rằng, các chung cư xung quanh dự án đang thiếu chỗ đỗ xe. Cụ thể, hầm các tòa nhà chung cư gần khu vực này có sức chứa 477 xe, còn 682 chỗ đỗ khác phải gửi trực tiếp trên vỉa hè. Với 6.000 hộ dân xung quanh, chủ đầu tư cho rằng sẽ thiếu chỗ đỗ trong tương lai, chưa kể nhu cầu của các cơ quan, trường học, văn phòng... (khoảng 500 chỗ đỗ).
Trả lời báo chí về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hiện nay thành phố chưa phê duyệt xây dựng bãi đỗ xe tại Công viên Cầu Giấy, mới chỉ thông qua chủ trương. Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Tây Hồ đang thuê tư vấn nước ngoài xem xét báo cáo dự án. Sau đó mới trình UBND TP. Hà Nội xem xét thông qua.
Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được sự tán thành của người dân. Nhiều người dân đã gửi đơn khiếu kiện đi khắp các cơ quan chức năng.
Trước những phản ánh của người dân, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa ý kiến, xử lý phản ánh của một số công dân về chủ trương xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại trong khuôn viên Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).
Lãnh đạo Chính phủ chuyển đơn phản ánh, kiến nghị của các công dân đến UBND TP Hà Nội để kiểm tra, xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, trả lời công dân và báo cáo kết quả giải quyết lên Thủ tướng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.