Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 5 năm 2018 | 8:10

Phú Hòa chậm xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, xem thường pháp luật?

Nhân dân thôn Long Phụng, xã Hòa Trị rất đồng tình với báo Kinh tế nông thôn  qua bài viết: “Phú Hòa (Phú Yên): Cần xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường”, đăng ngày 27/4/2018.

Tuy nhiên, đến nay, huyện Phú Hòa vẫn phớt lờ vụ việc, xem thường Luật Bảo vệ môi trường (BVMT).

py1.JPG Cơ sở xay xát gạo của ông Tý vừa được Phòng TN&MT hướng dẫn bỏ 2 ống khói trên nóc nhà nên khói và bụi tập trung lan tỏa dưới nóc nhà khu dân cư. Ảnh phóng viên chụp lúc nhà máy ngưng hoạt động.

 

Chỉ đạo thiếu dứt khoát

Phóng viên đã trực tiếp gặp một số bà con có đơn, thư khiếu nại việc hai cơ sở xay xát gạo của ông Lê Văn Ân và ông Nguyễn Ngọc Tý, tọa lạc tại thôn Long Phụng, xã Hòa Trị (Phú Hòa) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại khu dân cư.

Ông Bạch Hùng Anh nhấn mạnh: Hai cơ sở xay xát gạo của ông Ân và ông Tý nằm lọt giữa khu dân cư, chúng tôi đã có nhiều đơn khiếu nại, yêu cầu xử lý vụ việc. Trước đây, bà con liên tục phản ánh việc hai cơ sở này gây ô nhiễm, song chính quyền các cấp (xã, huyện) vẫn phớt lờ. Cuối tháng 1/2018, chúng tôi tiếp tục có đơn, xã Hòa Trị tích cực vào cuộc, tạm đình chỉ hoạt động cơ sở ông Ân; còn cơ sở ông Tý, vẫn lộng hành thách đố chúng tôi.

Ngày 22/3/2018, UBND huyện Phú Hòa có Công văn số 274/UBND “V/v giải quyết đơn của nhân dân”, với hướng giải quyết: “Để việc xay xát không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, UBND huyện giao trách nhiệm Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) theo dõi, tổ chức lấy mẫu giám sát bụi, tiếng ồn của các cơ sở xay xát trên (nếu không đảm bảo theo quy chuẩn cho phép thì yêu cầu chủ cơ sở ngưng hoạt động và tiến hành xử lý bụi, tiếng ồn theo đúng quy định hoặc di dời nhà máy đến vị trí xa khu dân cư). Đồng thời, hướng dẫn, đôn đốc cơ sở xay xát hộ ông Lê Văn Ân lập thủ tục môi trường theo quy định để đủ điều kiện đi vào hoạt động. Thời gian thực hiện và báo cáo kết quả cho UBND huyện trước ngày 30/4/2018”.

Ngày 15/4/2018, nhân dân có đơn không đồng tình với hướng giải quyết trên, bởi nó trái Luật BVMT. Ngay sau đó, báo Kinh tế nông thôn có bài viết phản ánh “Phú Hòa (Phú Yên): Cần xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm môi trường”, được dư luận địa phương đồng tình.

py2.JPG
py3.JPG Hai trường học chỉ cách cơ sở ông Ân trên 50m.

 

Xem thường pháp luật

Theo Luật BVMT 2016, có thể khẳng định, hai cơ sở xay xát gạo của ông Ân và ông Tý không đủ điều kiện hoạt động. Tại khoản 2, Điều 68, Luật BVMT ghi rõ: “Cơ sở sản xuất hoặc kho tàng thuộc các trường hợp sau phải có khoảng cách bảo đảm không có tác động xấu đối với khu dân cư”. Trường hợp hai cơ sở của ông Ân và ông Tý liền kề, sát vách khu dân cư, không có khoảng cách. Hơn nữa, điểm a, khoản 2, Điều này cũng ghi rõ: “Có chất dễ cháy nổ” (trấu thóc, điện quá tải); Điểm d, khoản 2, Điều này: “Phát tán bụi, mùi, tiếng ồn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người”.

Như vậy, ở phần “kết quả điều tra, xác minh” của Công văn số 274/UBND ngày 22/3/2018 của UBND huyện Phú Hòa chẳng những không đủ điều kiện về địa điểm, không gian, quy mô... mà còn không đáp ứng được 3 yếu tố cơ bản nhất tại khoản 2, Điều 68 Luật BVMT.

Dù đã có Công văn 274 của UBND huyện nhưng Phòng TN&MT huyện Phú Hòa vẫn không có động thái gì. Với cách “im hơi, lặng tiếng” của Phòng TN&MT, đã làm mất “Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư” tại các Khoản 1, 2, 3 và 4, Điều 146 Luật BVMT.

Theo khoản 5, Điều 33 Luật BVMT và Công văn 274, cơ sở của hai ông Ân và Tý thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường. Đến nay, hai cơ sở này vẫn im ắng, theo đà “bất động” của Phòng TN&MT. Nếu có sự “tác động” của Phòng TN&MT, nhân dân phải được trực tiếp tham gia theo Điều 146 Luật BVMT; Và, người dân không bị thiệt thòi được quy định tại khoản 2, Điều 21, Luật BVMT: “Chủ dự án (ông Ân, ông Tý) phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án”.

Chiếu theo những khoản và điều luật nói trên,  Phòng TN&MT đang có dấu hiệu phớt lờ, bao che cho hai cơ sở xay xát gạo của ông Ân và ông Tý. Thậm chí, không “để ý” đến sự chỉ đạo của UBND huyện Phú Hòa, với thời gian được ấn định trước ngày 30/4/2018?

Dư luận rất quan tâm và cần biết các hộ ông Ân, ông Tý đã “lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt” theo khoản 5, Điều 33 nói trên của Luật BVMT chưa? Hướng giải quyết chính quyền địa phương như thế nào?

Thay lời kết

Rõ ràng, hai cơ sở xay xát gạo của ông  Ân và ông  Tý đều không đủ điều kiện hoạt động, cần xem xét đóng cửa, thu hồi giấy phép kinh doanh.

Đối với một số cán bộ của Phòng TN&MT huyện, cần xử lý theo thông điệp của Chính phủ trong năm 2018: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”.

Từ một vài “phần tử” ở Phòng TN&MT huyện, qua vụ việc nói trên, UBND huyện Phú Hòa nên ủy quyền cho UBND xã Hòa Trị xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình ông Ân và Tý theo Điều 32, Luật BVMT. Việc này rất sát hợp với cộng đồng dân cư trực tiếp ảnh hưởng bởi dự án được thể hiện tại các điều 146 và 53 Luật BVMT.

 

 

Phi Công
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top