Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 30 tháng 1 năm 2016 | 3:25

Phú Nhuận, mùa xuân đã về

Năm 2011, Phú Nhuận được huyện Như Thanh chọn làm xã điểm thực hiện chương trình XDNTM. Bước vào tổ chức thực hiện các tiêu chí, một bộ phận cán bộ và nhân dân trong xã tỏ ra băn khoăn vì xuất phát điểm của xã thấp, ruộng đất manh mún, thu nhập của người dân chưa cao. Nhưng với tinh thần đoàn kết, Đảng ủy, UBND xã đã đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả. Cụ thể là, sau khi nghiên cứu, Ban chỉ đạo XDNTM xã đi đến thống nhất, điểm đột phá trong thực hiện các tiêu chí là làm đường giao thông và dồn điền đổi thửa.

Sau 4 năm xây dựng  nông thôn mới (XDNTM), xã Phú Nhuận (Như Thanh - Thanh Hóa) đã đổi thay toàn diện.

Đi đôi với việc tổ chức huy động nguồn lực tại địa phương, xã đã tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước để đầu tư xây dựng các công trình trường học, trạm y tế, nhà công sở, khu nhà văn hóa đa năng, cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, nhà văn hóa thôn, hỗ trợ kinh phí cho nhân dân làm đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương,... Sau 4 năm tổ chức thực hiện, Phú Nhuận đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Từ xã thuần nông, đến nay, cơ cấu kinh tế của Phú Nhuận đã có bước chuyển đổi theo hướng đa ngành nghề, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm, tăng nhanh tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Toàn xã có 443ha đất 2 lúa, năng suất bình quân đạt 58 tạ/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực 5.100 tấn/năm. Ngoài các cây trồng chính, xã còn khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích gieo trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, mía đỏ... Năm 2012 - 2013, xã tiến hành thực hiện việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Trong 4 năm triển khai, tổng nguồn vốn đầu tư cho XDNTM đạt 129,370 tỷ đồng, trong đó vốn huy động nhân dân đóng góp  69,070 tỷ đồng, chiếm 71,1%. 

Ông Nguyễn Như Dũng, Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận, chia sẻ: “Trong quá trình tổ chức thực hiện, cấp ủy Đảng, chính quyền luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, đồng thời thực hiện tốt quy chế dân chủ. Đến nay, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, thu nhập bình quân đạt 20,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,2%”.

Như Quỳnh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top