Trang trại chăn nuôi heo thịt tọa lạc thôn Tân Lập, xã Đức Bình Đông (Sông Hinh - Phú Yên) chẳng những gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà còn ngang nhiên hoạt động trái pháp luật trong 5 năm qua.
Vụ việc trên gây bức xúc cho 350 hộ gia đình nơi đây nhưng các cấp chính quyền và ngành chức năng vẫn chưa vào cuộc xử lý dứt điểm.
Kỳ I: Trại heo được "bảo kê"?
Những năm 1986, công dân thuộc nhiều dân tộc anh em trong cả nước đến vùng đất hứa Sông Hinh lập nghiệp. Riêng tại xã Đức Bình Đông, bà con đã tạo lập nên một cụm dân cư mới, được Nhà nước công nhận là thôn Tân Lập, với 350 hộ gia đình sinh sống ổn định. Bỗng dưng có một trại heo quy mô lớn chen chân đứng giữa thôn dân cư này…
Lạm dụng chức vụ cấp phép xây dựng?
Trại heo được chen đứng giữa các cụm dân cư mới của thôn Tân Lập, với độ cao 15 – 20m so với nhà ở của 350 hộ gia đình nơi đây. Các ông Phạm Ngô, Nguyễn Quốc Dũng, Trần Kỉnh, Hồ Văn Trọng, Hoàng Thái,… là thế hệ đầu tiên khai hoang lập địa vùng đất này, được bà con cử làm đại diện, bức xúc phản ánh: Hơn 5 năm qua, chúng tôi luôn bị áp lực từ môi trường sống bị ô nhiễm nặng bởi trang trại chăn nuôi heo thịt, với quy mô trên 1.200 con cho mỗi lứa nuôi, 4 – 5 lứa/năm.
Ông Phạm Ngô cho biết: Trại chăn nuôi heo này có sự đầu tư góp vốn của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức Bình Đông – ông Nguyễn Đình Quốc đương chức lúc ấy (cuối năm 2015), nay được điều động làm Bí thư xã Sơn Giang (huyện Sông Hinh); cùng sự đầu tư góp vốn (đất) của ông Nguyễn Quốc Cường (anh ông Quốc) do ông Võ Duy Nghiệm đứng tên (ông Nghiệm là giáo viên Trường THCS Đức Bình Đông).
Sự khẳng định của ông Phạm Ngô là có cơ sở, bởi con ông là công an xã, được ông Quốc thuê làm bảo vệ trong suốt quá trình xây dựng trại heo vào cuối năm 2015.
Với tư cách pháp nhân, được anh em ông Cường, ông Quốc đỡ đầu, ông Võ Duy Nghiệm đã bất chấp Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) về vị trí địa lý như: khoảng cách với khu vực dân cư, quy mô trang trại, hồ chứa chất thải…, tất cả đều không theo quy định của Luật BVMT (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) và các văn bản dưới luật này gồm: Nghị định 18/CP của Chính phủ và Thông tư số 26 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi ông Quốc lại lạm dụng chức vụ, quyền hạn, cấp giấy phép xây dựng trại heo cho mình, do ông Võ Duy Nghiệm đứng tên vào ngày 24/12/2015.
Hậu quả từ ô nhiễm môi trường
Từ vị trí địa lý nói trên, với quy mô chuồng trại lớn, nuôi heo theo hướng công nghiệp, trong khi chưa có quy trình xử lý chất thải phù hợp khiến cho môi trường sống xung quanh trại heo bị ô nhiễm nặng. Về vấn đề này, GS.TS Trần Đức Vượng đã từng nói: Trong chăn nuôi, heo là chất thải độc hại nhất thấm xuống mạch nước ngầm và phát tán trong không khí.
Ông Trần Kỉnh, 72 tuổi, bộc bạch: Chúng tôi không lo cho lứa tuổi của mình, chỉ lo cho lớp con cháu hiện nay và sau này sẽ bị nhiễm bệnh. Những năm qua, 350 hộ gia đình chúng tôi không thể nào dùng nước giếng để nấu ăn, hàng tuần phải mua nước bình để nấu ăn, sử dụng nước uống. Bởi 4 hồ chứa chất thải ngoài trời (600m2) từ trại heo mặc cho mưa nắng cứ tự do mà thấm xuống mạch nước ngầm, phát tán trong không khí.
Hồ thứ 4 được lắp đặt một ống nhựa Ø140, dùng để tống chất thải xuống khu vực khu dân cư. Vào mùa mưa, có khi mực nước ở các hồ đầy tràn chất thải qua các bờ đất của hồ, lan tỏa đổ về khu vực dân cư.
“Ống nhựa này cách gia đình tôi 20m, nó được xả thẳng trực tiếp vào thửa đất của tôi, khi đọng lại, phân dày 2-3 tấc; có lúc heo con bị chết cũng đem vứt bừa ra đây”, ông Hoàng Thái cho biết.
Ông Phạm Ngô nói như khóc: Mùa nắng, gió mạnh về hướng nào, thì bà con hướng đó gánh chịu; có lúc cả gia đình bưng mâm cơm ra ngồi ăn, gặp phải gió đưa tới mùi hôi thối lan tỏa, không thể nào gắp nổi miếng ăn, đành phải đậy dẹp lại một bên.
Hậu quả của việc bị ô nhiễm môi trường nói trên, theo đại diện 350 hộ gia đình của thôn Tân Lập, trong suốt nhiều năm qua, đã có nhiều đơn, nhiều lần lên xã, lên huyện, trực tiếp gặp lãnh đạo, tiếp xúc cử tri phản ánh, nhưng tất cả vẫn chìm trong im lặng.
Hiện nay, bà con thôn Tân Lập rất phấn khởi khi biết được thông tin qua kênh truyền hình Quốc hội ngày 29/8/2020: “Phú Yên: Cần xử lý dứt điểm trại heo gây ô nhiễm”. Mong rằng, các cấp chính quyền và ngành chức năng sớm vào cuộc, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật.
Kỳ II: Lách luật cấp phép khi chưa có đánh giá tác động môi trường
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.