Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2020 | 16:5

Phường Định Công: Hàng loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Nhiều nhà ở kiên cố, nhà xưởng, sân bóng, bãi trông xe ôtô... xây dựng trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn phường Định Công. Dư luận đặt câu hỏi, chính quyền địa phương và ngành chức năng quản lý kiểu gì mà để xảy ra tình trạng “vô thiên, vô pháp” như vậy?

Báo động tình trạng vi phạm đất nông nghiệp
 
Mới đây, Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân sinh sống trên địa bàn phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) về việc lãnh đạo UBND phường Định Công và ngành chức năng cố tình làm ngơ cho hàng trăm hộ dân ngang nhiên mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở kiên cố, nhà xưởng, sân bóng, bãi trông giữ xe ôtô... 
dcong7.jpg

 

dcong1.jpg

 

dcong14.jpg

 

dcong5.jpg
Theo thông tin phản ánh thì hoạt động xây dựng, cơi nới trái phép diễn ra ngay giữa ban ngày, cách trụ sở UBND phường Định Công không xa.
Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài nhưng nay diễn ra rầm rộ hơn, công khai hơn như thách thức pháp luật và dư luận.
 
Phóng viên được một người dân đưa đi thực tế, qua đó ghi nhận được một công trình nhà ở được xây dựng kiên cố trong ngõ 230/111 phố Định Công Thượng, một công trình khác trong hẻm 99/64/1 Định Công Hạ; cùng hành loạt nhà xưởng, bãi trông giữ xe ôtô, sân bóng, các dãy hàng quán mặc dù đã được giải tỏa, phá dỡ cách đây không lâu, thế nhưng, bây giờ hoạt động trở lại. Còn bên trong, hoạt động xây dựng diễn ra khá nhộn nhịp.
dcong11.jpg

 

dcong131.jpg

 

dcong121.jpg

 

dcong9.jpg

 

dcong8.jpg
Hàng loạt nhà xưởng, bãi trông giữ xe ôtô, sân bóng, các dãy hàng quán mặc dù đã được giải tỏa, phá dỡ cách đây không lâu, thế nhưng bây giờ hoạt động trở lại.
Đặc biệt, trong số những công trình vi phạm nêu trên, người dân còn tiết lộ một số thông tin liên quan đến công trình của hộ gia đình ông Hoàng Xuân Biên, địa chỉ tại tổ 17A, phường Định Công (thửa đất sô 28-2; tờ bản đồ số 24; tổng diện tích 108m2 đất ở đô thị).
 
"Các anh cần làm rõ nguồn gốc đất tại công trình xây dựng của hộ gia đình ông Biên, kể cả việc hiện trạng công trình này xây dựng có đúng với giấy phép vừa được cấp bổ sung hay không? Bởi vì tôi biết, từ xa xưa, cả khu này đều là đất nông nghiệp, nhưng không hiểu sao nhà ônh ý (ông Biên) lại có thể xin được giấy phép xây dựng, còn các hộ khác thì không? Nghe nói, nhà ông ý có người quen làm ở phường nên mới có thể làm được giấy tờ này", một người dân sinh sống tại đây cho hay.
 
Để làm rõ nội dung phản ánh nêu trên, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã liên hệ làm việc với UBND phường Định Công. Trao đổi với phóng viên, ông Lân - cán bộ quản lý trật tự xây dựng đô thị của địa bàn nói: Toàn bộ khu vực đó (ngõ 230/111 phố Định Công Thượng và trong hẻm 99/64/1 Định Công Hạ) từ lâu rồi, khoảng 30 năm nay rồi, khu vực này là đất nông nghiệp và khu vực đó có công trình xây dựng.
 
Còn đối với công trình của hộ gia đình ông Hoàng Xuân Biên thì đã có giấy phép xây dựng và cũng vừa được cấp sổ đỏ xong, công trình này được cấp 4 tầng, nguồn gốc đất này là đất thổ cư được mua lại của gia đình ông Nguyễn Hồng Hải nhưng lại là giấy chứng nhận của UBND huyện Thanh Trì.
 
“Ông Nguyễn Hồng Hải là người nhà của ông Chiến, Phó chủ tịch phường Định Công. Hiện các công trình này đang được tạm dừng xây dựng, vì bây giờ đang trong mùa dịch mà khu vực này vừa có người bị cách ly nên thợ người ta về quê hết rồi!”, ông Lân nói.
 
Khi được hỏi về biên bản kiểm tra hiện trạng thì vị cán bộ này cho hay: "Đã gửi lên Đội (Đội TTXD quận Hoàng Mai)”.
dcong6.jpg

 

dcong.jpg
Người dân đặt ra nghi vấn về công trình có nhiều dấu hiệu vi phạm xây dựng
 
Để được tiếp cận hồ sơ liên quan đến công trình của hộ gia đình ông Biên, phóng viên đã liên hệ qua điện thoại với ông Nhã - Đội trưởng đội quản lý xây dựng đô thị quận Hoàng Mai. Ông Nhã khẳng định: “Liên quan đến nội dung đât nông nghiệp thì đội không quản lý mà là UBND phường vì theo Nghị định 91 và Chỉ thị 04 của thành phố thì thẩm quyền thuộc Chủ tịch UBND phường”.
 
Để xảy ra quá nhiều sai phạm trên đất nông nghiệp, sao chưa xử lý?
 
Đầu năm 2019, tình trạng mua bán đất nông nghiệp và xây dựng trên đất nông nghiệp ở phường Định Công đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh. Đơn cử như công trình tại địa chỉ ngõ 36 Trần Điền, ngõ 200 Trần Điền, ngõ 232 Trần Điền và ngõ 192/173 đường Lê Trọng Tấn.
phường-định-công0.jpg

 

phường-định-công.jpg
Hàng loạt nhà ở được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại phường Định Công.
Đi sâu vào ngõ 200 và ngõ 232 phố Trần Điền là hàng loạt công trình xây dựng tràn lan, san lấp diện tích đất nông nghiệp diễn ra công khai mà không gặp phải sự ngăn chặn, kiểm tra xử lý của chính quyền sở tại.
 
Đáng nói là, hàng loạt thửa ruộng được dùng để trồng trọt, nay cũng được phân lô bán nền, đang được chủ đầu tư đổ bê tông phần móng bằng bê tông cốt thép kiên cố bên cạnh những ngôi nhà xây 2 - 3 tầng quây tôn xanh kín mít đang trong quá trình hoàn thiện. 
 
Tại phường Định Công, tại ngõ 192/173 đường Lê Trọng Tấn và ngõ 36 Trần Điền cũng tồn tại hàng loạt công trình khác đang được xây dựng kiên cố, được quay tôn kín mít để nhanh chóng hoàn thiện.
phường-định-công2.jpg

 

phường-định-công1.jpg
Hàng loạt móng nhà đã được đổ bê tông cốt thép chờ xây dựng
Ngoài ra, cũng có hộ kinh doanh ban đầu sử dụng khu đất của mình để xây nhà xưởng sản xuất, rồi lâu dài biến thành nhà ở kiên cố, khang trang nhiều tầng để sinh sống, mở quán ăn, quán karaoke và các dịch vụ khác… nhưng chính quyền phường Định Công vẫn “thờ ơ” không xử lý. Khi có phản ánh thì xử lý theo kiểu đánh trống bỏ dùi, tạo điều kiện cho các công trình sai phạm, xây dựng, cơi nới trên đất nông nghiệp trên địa bàn phường mọc lên như nấm.
 
Với một thực trạng đang diễn ra trên địa bàn phường Định Công, nhiều người đặt câu hỏi: Trách nhiệm này thuộc về ai và sẽ xử lý thế nào?
phường-định-công4.jpg

 

phường-định-công3.jpg
Nhiều thửa đất nông nghiệp đang trồng rau muống cũng được chia lô để bán có xây tường bao.
Thiết nghĩ, UBND TP.Hà Nội và UBND quận Hoàng Mai cần sớm vào cuộc chấn chỉnh tình trạng cố tình xây dựng nhà trên đất nông nghiệp tại địa bàn phường Định Công. Đồng thời, có hình thức xem xét kỷ luật, thậm chí sa thải cán bộ thiếu năng lực hay cố tình “buông lỏng” quản lý đất nông nghiệp, để xảy ra sai phạm tràn lan, gây khó khăn cho việc khắc phục hậu quả.
 
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
 
* UBND TP Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
 
“Thực hiện thông báo kết luận của Thường trực Thành ủy về báo cáo thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành. Báo cáo kết quả về UBND TP trước ngày 30/4/2020”, công văn nêu rõ.
 
Cùng với đó, các sở: Xây dựng, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, NN&PTNT tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về UBND TP trước ngày 31/3/2020.
 
Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã; tổng hợp báo cáo UBND TP trước ngày 15/5/2020.
 
 
* Liên quan đến các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trước đó cho biết, dù thành phố đã chỉ đạo quyết liệt nhưng còn diễn biến phức tạp do một số người dân tự ý xây dựng; để xảy ra vi phạm là do buông lỏng quản lý ở cơ sở, thanh tra, kiểm tra chưa kịp thời. 
 
Ông Chung cũng yêu cầu Công an TP. Hà Nội làm rõ trường hợp cán bộ, công chức làm "sổ đỏ" giả để hợp thức hóa vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top