Công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế thì vi phạm TTXD vẫn diễn biến phức tạp.
Phú Xuyên: Cần sớm kiểm tra thông tin liên quan tới phản ánh biệt thự “khủng” xây dựng trái phép
Liên quan tới thông tin phản ánh việc xuất hiện công trình “khủng” tại thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, Phú Xuyên, Hà Nội hàng trăm mét vuông xây dựng có dấu hiệu trái phép lấn chiếm cơ đê.
Trước những thông tin bạn đọc phản ánh đến cơ quan báo chí, việc xuất hiện một căn biệt thự “khủng” có diện tích hàng trăm mét vuông xây dựng trái phép. Công trình này đã lấn chiếm gần 30m2 đất thuộc hành lang đê điều Quốc lộ 428 (75 cũ), việc lấn chiếm trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy, nguy cơ phá vỡ kết cấu đê điều.
Ghi nhận của PV, hiện căn biệt thự này đã xây xong phần thô với chiều cao 5 tầng, tum theo kiến trúc cầu kỳ, tráng lệ với kiến trúc mái vòm theo kiểu châu Âu. Thời điểm hiện tại, hàng chục công nhân vẫn đang gấp rút thi công hoàn thiện những công đoạn cuối để đưa công trình vào xử dụng.
Theo phản ánh của người dân, công trình này thuộc chủ sở hữu của ông Nguyễn Văn Túc, chủ xưởng sản xuất giầy da Túc Hồng, có địa chỉ tại thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên. Căn biệt thự “khủng” này được khởi công xây dựng vào đầu năm 2017.
Người dân cho biết: “Căn biệt thự trên là của ông Nguyễn Văn Túc người địa phương. Thời điểm đầu năm 2017 khi gia đình ông Túc tiến hành san lấp nền đã lấn chiếm hàng chục m2 hành lang đê điều. Mặc dù một số hộ dân không đồng tình có đơn kiến nghị gửi lên UBND xã Phú Yên yêu cầu xử lý. Ngoài ra công trình cũng nhiều lần bị UBND xã lập biên bản, đình chỉ thi công nhưng không hiểu vì sao đến thời điểm hiện tại vẫn được phép xây dựng. Chắc chủ công trình được có người “chống lưng” nên mới không bị xử lý như thế”.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Theo đó, việc lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100 triệu đồng.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính...
Trước những thông tin phản ánh nêu trên, thiết nghĩ UBND huyện Phú Xuyên cần sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh, xử lý dứt điểm công trình nhằm phát hiện sớm vi phạm trật tự xây dựng, đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.
TPHCM: Vì sao vi phạm xây dựng tràn lan?
Thời gian qua, tình trạng xây dựng không phép, sai phép diễn ra phổ biến và phức tạp trên địa bàn TPHCM, nhất là ở các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa cao. Mỗi năm, hàng ngàn công trình xây dựng không phép, sai phép đã được phát hiện và xử lý. Thế nhưng, điều đáng lo ngại tình trạng này có dấu hiệu ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng thành phố, từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2019, có 6.825 công trình vi phạm.
Trong đó, có 4.252 công trình được cấp giấy phép xây dựng (GPXD) và công trình xây dựng không phép nhưng đủ điều kiện cấp GPXD, với hành vi phổ biến vi phạm chỉ giới xây dựng, xây dựng trên khoảng lùi công trình, xây dựng lấp ô thông tầng; công trình đã hoàn công nhưng lại tiếp tục xây dựng không phép. 2.573 công trình xây dựng không phép, không đủ điều kiện cấp GPXD, với hành vi phổ biến xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất không được cấp phép xây dựng…
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến các vi phạm trên đã được chỉ ra, từ khách quan, chủ quan đến quy định pháp luật, từ cán bộ đến người dân. Song phải thẳng thắn thừa nhận bên cạnh sự yếu kém, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, hành vi tham nhũng của cán bộ quản lý trật tự xây dựng (TTXD) là một trong những nguyên nhân chính khiến vi phạm về TTXD diễn ra tràn lan.
Thế nhưng, hành vi tham nhũng trong lĩnh vực này rất khó phát hiện, vì cơ bản người đưa và người nhận đều rất tinh vi, khiến hành vi này càng sinh sôi và gần như mang tính mặc định, gắn liền hoạt động xây dựng công trình.
Hiện nay hầu như các quận, huyện đều có vi phạm xây dựng không phép. Thậm chí một số xã, phường ở các quận, huyện vùng ven như xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B (Bình Chánh); Bình Mỹ (Củ Chi); Đông Thạnh (Hóc Môn); Phú Hữu, Phước Long B (quận 9); Linh Trung, Tam Phú (quận Thủ Đức)… xây dựng không phép tồn tại thành từng khu, lên đến hàng chục căn nhà.
Trong khi đó, cán bộ xử lý vi phạm lại chưa nghiêm, chưa thật sự mang tính răn đe. Điều này được thể hiện trong những năm qua, trên 300 cán bộ, công chức quản lý TTXD đã bị xử lý về hành vi công vụ, nhưng chỉ có 1 cán bộ thanh tra xây dựng huyện Nhà Bè bị xử 1 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.
Tình trạng xây dựng trái phép diễn ra khá phổ biến nhưng mỗi địa phương xử lý vi phạm cũng khác nhau. Nơi làm nghiêm, buộc tháo dỡ phần sai phạm ngay cả những công trình nhỏ, nhờ vậy giảm hẳn các vi phạm xây dựng.
Nơi hành xử hình thức ban hành quyết định phạt, làm lơ để tồn tại, từ đó pháp luật bị xem thường, xuất hiện càng nhiều trường hợp vi phạm xây dựng.
Đơn cử, tại quận Tân Bình, ban đầu chỉ vài căn nhà xây trái phép, chính quyền địa phương chỉ phạt rồi để tồn tại, nhiều người "ăn theo" đã xây dựng tổng cộng cả trăm căn nhà trái phép và tồn tại trong nhiều năm qua.
Tại các quận, huyện khác, nhiều trường hợp xây trái phép chỉ phạt rồi để tồn tại, hay ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không thực hiện, đã khiến người dân hoài nghi có sự móc ngoặc giữa người vi phạm với cán bộ quản lý, thực thi nhiệm vụ. Bởi lẽ, công trình xây sai phép, trái phép vẫn cho tồn tại và chỉ xử phạt hành chính, chẳng khác gì dùng tiền hợp thức hóa cho sai phạm.
Đây là tiền lệ xấu trong đời sống xã hội, đã tiếp sức cho ra đời thêm nhiều công trình xây sai phép, trái phép vẫn tồn tại. Và suy cho cùng, mục đích của người vi phạm vẫn tìm mọi cách hoàn thành thủ tục để công trình được tồn tại, được sử dụng một cách hợp pháp.
Nói đến vấn đề đi xin GPXD, nhiều người đều lắc đầu và thở dài, thậm chí phải chấp nhận xây dựng trái phép rồi nộp phạt, do gặp quá nhiều rắc rối nhiêu khê trong quá trình làm thủ tục. Theo quy định hiện hành, việc cấp GPXD nhà ở riêng lẻ chỉ mất 15 ngày làm việc.
TPHCM cũng đang thí điểm cấp phép trong vòng 3 ngày tại quận 7, hướng tới việc cải cách mạnh mẽ trong công tác cấp GPXD. Tuy nhiên, người dân khi xin GPXD vẫn còn gặp phải không ít phiền hà, phải bổ sung hồ sơ liên tục, mất 2-3 tháng, thậm chí có trường hợp cả nửa năm mới có GPXD.
Tại kỳ họp HĐND TPHCM mới đây, các đại biểu đã bức xúc phản ánh về việc “Xin GPXD như thế nào phải xây dựng như thế đó”. Khi xây nhà, người dân nhận thấy bất cập và điều chỉnh so với giấy phép. Sự điều chỉnh dù rất nhỏ, như chuyển cánh cửa từ phải sang trái hay ngược lại, người dân cũng không được hoàn công.
Ông Lê Hoàng Hà, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, cho rằng quy định về cấp GPXD nhà ở riêng lẻ hiện đang quản quá sâu. Trong nhiều tình huống, quan điểm giữa Thanh tra Sở Xây dựng với UBND cấp huyện, xã chưa thống nhất trong xác định hành vi vi phạm, cũng như việc áp dụng biện pháp xử lý. Điều này không chỉ gây ra phiền hà cho người dân, gây khó khăn trong quản lý TTXD, còn là điều kiện dẫn đến cán bộ, công chức tiêu cực.
Thực tế, khi thiết kế xây nhà, người dân không hình dung được hết sự hợp lý của bố cục theo thiết kế ban đầu. Đến khi thi công, người dân nhận thấy cần điều chỉnh cho hợp lý hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không được giải quyết, dẫn tới thỏa thuận ngầm để chủ công trình tự điều chỉnh. Đến khi xây nhà xong, người dân tiếp tục gặp rắc rối trong việc hoàn công và lại tìm cách hợp thức hóa.
Dù xây dựng không phép nhưng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới của Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Hiệp Hoà vẫn treo biển công khai. Ảnh: Báo Xây dựng
Hiệp Hoà (Bắc Giang): Buông lỏng quản lý, doanh nghiệp “vô tư” xây dựng nhà điều hành, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới không phép
Được chấp thuận đầu tư xây dựng dự án Bến xe khách phía Nam huyện Hiệp Hoà nhưng bằng cách nào đó, Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Hiệp Hoà lại xây dựng được cả nhà điều hành, trung tâm đăng kiểm xe cơ giới không phép, sai quy hoạch và chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tìm hiểu được biết, ngày 22/10/2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang cấp giấy chứng nhận đầu tư số 20121000557 cho Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Hiệp Hoà thực hiện đầu tư dự án Bến xe khách phía Nam huyện Hiệp Hoà có địa chỉ tại thôn Chớp, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang với diện tích 2,2ha.
Với tổng mức đầu tư 27 tỷ đồng, mục tiêu dự án sau khi xây dựng đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu ra vào của 1.800 lượt xe/năm. Tuy nhiên, hiện trong dự án còn có 01 nhà đăng kiểm có diện tích trên 600m2 được xây dựng sai phép.
Trao đổi với báo chí về những bất cập này, ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang, cho biết: Dự án Bến xe khách phía Nam huyện Hiệp Hoà trước đây đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng ban đầu là tương đối tốt, đảm bảo tiến độ. Nhưng gần đây, thông qua tìm hiểu về thị trường, họ thấy với diện tích đất như vậy đối với bến xe là tương đối rộng, có thể quy hoạch lại để vừa làm bến xe, vừa làm trung tâm đăng kiểm. Trên cơ sở đó, họ có cũng làm việc với cơ quan chức năng, ngành Giao thông vận tải nhưng không hiểu do tư vấn thế nào mà họ đã có triển khai và xin điều chỉnh chủ trương đầu tư từ bến xe khách, trở thành bến xe khách kết hợp trung tâm đăng kiểm.
Trên cơ sở đề nghị của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có tiến hành thành lập tổ kiểm tra liên ngành xuống kiểm tra, bao gồm UBND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Hiệp Hoà, nhà đầu tư.
Công trình có diện tích khoảng 600m2.
Tại buổi kiểm tra ngày 31/5/2019, đoàn đã phát hiện ra việc trung tâm đăng kiểm có diện tích khoảng 600m2 được xây dựng sai phép và không đúng quy hoạch được duyệt.
“Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã có ý kiến với UBND huyện Hiệp Hoà, huyện cũng đã tiến hành kiểm tra và ra quyết định xử phạt đối với công trình. Cũng phải chia sẻ là huyện có rất nhiều đầu việc nhưng để xảy ra sai phạm này là do huyện không thường xuyên kiểm tra, giám sát”, ông Cường cho biết thêm.
Trả lời việc Sở có cho phép cho nhà đầu tư điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư cho biết: “Sở không thể cho chuyển đổi được vì cái này rất phức tạp. Bây giờ muốn điều chỉnh, trước hết phải xem xét quy hoạch, mà đất bến xe, đất giao thông thì không thể làm trạm đăng kiểm được cho nên Sở từ chối không cho điều chỉnh dự án và nhà đầu tư đã xin rút hồ sơ”.
Tại Văn bản số 1330/SXD-QHKT về việc tham gia ý kiến thẩm định hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, Sở Xây dựng Bắc Giang cũng nêu rõ: “Không nhất trí với đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bến xe khách phía Nam huyện Hiệp Hoà của Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Hiệp Hoà…”.
Lý do là chủ đầu tư xây dựng các công trình nhà điều hành, nhà kiểm định xe cơ giới khi chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa được cấp giấy phép xây dựng và không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
Theo Quyết định số 3072/QĐ-XPVPHC ngày 26/7/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng của UBND huyện Hiệp Hoà thì Cty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Hiệp Hoà có hành vi vi phạm hành chính: “Tổ chức xây dựng công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng”. Và được áp dụng mức phạt là 40 triệu đồng.
Quyết định cũng nêu rõ, trong thời hạn 60 ngày, Cty phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng. Hết thời hạn, nếu Cty không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm theo quy định.
Có thể nói, việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình trung tâm đăng kiểm nêu trên là phù hợp, tuy nhiên, điều này cũng cho thấy sự chậm trễ trong kiểm tra, giám sát đối với quá trình đầu tư xây dựng dự án của UBND huyện Hiệp Hoà. Bởi nếu không có việc kiểm tra thực địa của đoàn kiểm tra liên ngành, thì không biết đến bao giờ UBND huyện Hiệp Hoà mới “biết” và “ra” được quyết định xử phạt đối với công trình. Chính quyền huyện Hiệp Hoà sẽ nói sao về những bất cập này?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.