Kênh mương dẫn nước đoạn qua ngõ 7, đường Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị lấp để dựng nhà xưởng, tiềm ẩn gây ngập úng và mất trật tự đô thị khiến dư luận bức xúc.
Công trình kiên cố hóa kênh mương dẫn nước đoạn qua ngõ 7, đường Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2 có nhiệm vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân trên địa bàn. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, hiện tuyến mương chỉ là tuyến thoát nước cho các khu đô thị.
Tuy nhiên, hệ thống kênh mương công trình thuỷ lợi này lại đang trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng bởi một số đối tượng tự ý lấn chiếm, đổ đất san gạt và đổ bê tông kiên cố để xây dựng nhà xưởng cho thuê… khiến người dân bức xúc.
Người dân phản ánh: “Thời gian gần đây, một số đối tượng đã tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng công trình kiên cố trên mặt mương; phía trên dựng khung sắt, bắn tôn, kéo điện lập nhà xưởng kho bãi cho thuê kiếm lời. Và bất ngờ hơn là chính quyền sở tại không hề có động thái kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.
Được biết, trên tuyến kênh mương dẫn nước đoạn qua ngõ 7 đường Tôn Thất Thuyết có vị trí nằm chồng lấn chưa xác định chính xác chỉ giới đường đỏ giữa hai phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) và phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm).
Trao đổi với phóng viên về chỉ giới đường đỏ tuyến mương, lãnh đạo phường Dịch Vọng Hậu khẳng định: Vị trí xảy ra vi phạm nêu trên không thuộc địa bàn phường Dịch Vọng Hậu mà do phường Mỹ Đình 2 quản lý.
Quay lại vấn đề sai phạm, có thể phần nào thấy được sự thờ ơ trong công tác quản lý của quận Nam Từ Liêm, đã buông lỏng quản lý để việc san lấp, xây dựng công trình trái phép ngay trên kênh mương một cách công khai, khiến tình hình an ninh và trật tự đô thị bị phá vỡ, gây ách tắc dòng chảy làm ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ ngập úng khi mùa mưa sắp tới.
Dư luận đặt ra nhiều nghi vấn: Liệu có hay không sự “bảo kê, bật đèn xanh” từ chính quyền địa phương thì các đối tượng mới “cả gan” dám làm? Nếu người dân, báo chí không lên tiếng thì chính quyền địa phường liệu có biết?
Đề nghị UBND TP.Hà Nội sớm có chỉ đạo kiểm tra, xử lý thật nghiêm những đối tượng xem thường pháp luật, đồng thời làm rõ trách nhiệm cán bộ, lãnh đạo địa bàn buông lỏng quản lý để xảy ra vi phạm mà không kịp thời phát hiện, xử lý.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.