Mùa mưa bão 2019 được dự báo có nhiều bất thường, nhiệm vụ của Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Bình với công tác phòng chống lụt bão càng trở nên khó khăn hơn.
Xác định được trọng trách của mình, chi cục đang triển khai các hoạt động sẵn sàng ứng phó trước những tình huống khó lường của thiên tai.
Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước
Quảng Bình hiện có 150 hồ chứa, 211 đập dâng thủy lợi với tổng dung tích các đập, hồ chứa khoảng 560 triệu mét khối, phục vụ tưới cho trên 55.000ha sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sinh hoạt. Trong đó có 22 hồ chứa lớn và 1 đập dâng (7 hồ điều tiết bằng cửa van); số lượng đập, hồ chứa vừa là 32 hồ và 2 đập dâng, các hồ chứa đều có tràn tự do; số hồ chứa nhỏ là 96 hồ và 12 đập dâng, các hồ chứa đều có tràn tự do.
Trong năm 2018, Quảng Bình đã triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn hồ đập một cách đồng bộ, có hiệu quả. Để có được kết quả như vậy, Chi cục Thủy lợi đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã, Công ty Khai thác công trình thủy lợi tổ chức kiểm tra tình hình hư hỏng, xuống cấp của các hồ chứa nước. Công tác triển khai quản lý an toàn đập thực hiện theo Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND tỉnh về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn đập của các địa phương, đơn vị.
Trong tổng số 133 hồ đập do địa phương quản lý, chưa có tổ chức nào được các cấp chính quyền huyện, xã bàn giao quản lý đích thực; các hồ đập không có hồ sơ lưu trữ, thiếu các thông số về hồ chứa. Còn đối với 17 hồ chứa do Công ty Khai thác công trình thủy lợi quản lý thực hiện tương đối đầy đủ công tác quản lý an toàn đập, phần lớn hồ đập đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn tích nước, phòng lũ.
Đẩy mạnh quản lý hệ thống đê điều
Ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chi cục trưởng Chi Cục Thủy lợi Quảng Bình, cho biết: Nhiệm vụ chính của các tuyến đê là chống lũ sớm, lũ tiểu mãn, ngăn mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ dân sinh – kinh tế của từng vùng, từng địa phương. Đến nay, hệ thống đê điều của tỉnh đã thực sự đóng vai trò quan trọng, thiết thực, gắn liền với đời sống nhân dân trong vùng, góp phần vào sự phát triển kinh tế và công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai.
Thực tế thấy toàn tỉnh Quảng Bình có trên 280km đê, kè cùng với gần 130 công trình qua đê, bao gồm cống, tràn các loại. Hệ thống đê điều trong tỉnh được phân loại: đê biển có 1 tuyến cấp IV, dài 5km; đê cửa sông có 11 tuyến, dài 82,5km (trong đó đê cấp IV có 4 tuyến, dài 34,9km và đê cấp V có 7 tuyến, dài 47,6km).
Hàng năm tỉnh kịp thời chỉ đạo các huyện, thị, thành phố có đê tổng kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình đê điều, vật tư dự trữ phòng chống lụt bão làm cơ sở cho công tác hộ đê. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tiến độ việc triển khai thực hiện các chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển, đồng thời chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện xử lý sự cố các tuyến đê vùng cửa sông, ven biển bị sạt lở để kịp thời phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Các địa phương xây dựng phương án phòng chống lụt, bão, hộ đê, đặc biệt tập trung vào những vị trí đê có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, các vùng bờ sông sạt lở mạnh. Đây là công việc được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão, để đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều. Việc chuẩn bị vật tư dự trữ, nhân lực, phương tiện cho việc hộ đê được các cấp chính quyền địa phương coi trọng và kịp thời chỉ đạo khi cần thiết để huy động lực lượng, vật tư, phương tiện ứng cứu, nhanh chóng xử lý khi sự cố xảy ra.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.