Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 8 năm 2019 | 9:52

Quảng Nam: Xử lý nghiêm các trường hợp phá rừng dừa nước Bảy Mẫu

UBND xã Cẩm Thanh (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cho biết, đang kiểm tra, xử lý các trường hợp phá hoại, xâm hại tài nguyên rừng dừa, đặc biệt tại Khu vực di tích lịch sử văn hóa rừng dừa Bảy Mẫu.

Trước mắt, từ ngày 15-19/8, Đoàn kiểm tra liên ngành xã Cẩm Thanh và Ban Quản lý (BQL) du lịch Cẩm Thanh sẽ tiến hành kiểm tra, nhắc nhở lần đầu các trường hợp vi phạm.
 
Từ ngày 20/8, sẽ lập biên bản, tiến hành xử lý nghiêm đối với các trường hợp phá hoại tài nguyên rừng dừa. Cụ thể sẽ xử lý các hành vi như: bẻ đọt dừa nước, dùng lá để làm quà lưu niệm cho khách; chặt dừa để trang trí thuyền thúng, ngắt lá dừa, chặt bỏ tán dừa bừa bãi…
 
Tất cả trường hợp vi phạm các nội dung trên sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 35/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Đối với các trường hợp vi phạm bị phát hiện trên đường bộ sẽ lập biên bản xử lý tại chỗ và tịch thu tang vật vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm bị phát hiện trên sông, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính sẽ áp dụng biện pháp tạm dừng hoạt động vận chuyển thuyền thúng tại chỗ, kể cả khi vận chuyển có khách trên phương tiện.
 
Được biết, rừng dừa Bảy Mẫu hiện là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến Hội An, đặc biệt là tour khám phá rừng dừa nước bằng thuyền thúng, xem ngư dân biểu diễn lắc thúng chai... Trung bình mỗi ngày điểm đến này đón hàng ngàn lượt khách, tuy nhiên cũng phát sinh hiện tượng chặt phá lá dừa non, sử dụng lá, bông dừa để trang trí thuyền thúng, làm các món quà lưu niệm cho du khách khiến rừng dừa bị tổn thương nghiêm trọng. Những hoạt động như bẻ lá dừa làm những đồ vật đơn giản, nhảy múa hát hò trên thuyền thúng trong khu vực rừng dừa cũng tác động đến sự phân bố và “sức khỏe” của rừng dừa nước.
các-hành-vi-xâm-hại-rừng-dừa-sẽ-bị-xử-lý.jpg
Các hành vi xâm hại rừng dừa sẽ bị xử lý (Nguồn - ảnh: Khánh Chi - Báo văn hóa).
Trước khi triển khai kiểm tra, xử lý các trường hợp xâm hại rừng dừa, chính quyền cũng đã tham khảo ý kiến, tuyên truyền đến người dân và đã nhận được sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng dừa.
 
Theo ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh, chính quyền TP Hội An và xã Cẩm Thanh đang nỗ lực kết nối hài hòa các sáng kiến cộng đồng trong khu vực nhằm hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế người dân và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Trong đó tập trung vào các giải pháp, nỗ lực bảo tồn nguyên vẹn rừng dừa này, các hoạt động tuyên truyền trong dân về việc bảo tồn các giá trị của rừng dừa để gắn với phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.
 

TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa): Kinh doanh quán karaoke trên đất nông nghiệp không bị cưỡng chế?

Qua tìm hiểu được biết, sau khi nhận chuyển nhượng lại của ông Trần Ngọc Muôn và bà Trần Thị Đó năm 2016 với diện tích 467m2 tại Xứ đồng Ô Ông Tài, ông Nguyễn Sỹ Văn đã tự ý xây dựng nhiều hạng mục trên diện tích đất nông nghiệp kể trên.

Sau khi phát hiện, UBND phường Quảng Tiến đã nhiều lần lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng. Thế nhưng thay vì chấp hành, ông Nguyễn Sỹ Văn vẫn tiếp tục hoàn thiện và đưa vào kinh doanh dịch vụ karaoke từ nhiều năm nay. Tất cả biên bản do UBND phường Quảng Tiến lập, ông Văn đều không ký tên.

Qua quan sát, quán karaoke của ông Nguyễn Sỹ Văn chỉ xây dựng một tầng, xung quanh xây dựng tường bao và trồng nhiều cây xanh. Được biết, UBND phường Quảng Tiến đã lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công công trình trên vào tháng 1/2017 khi công trình mới bắt đầu được xây dựng. Cũng trong năm 2017, UBND phường Quảng Tiến đã lập 5 biên bản vi phạm, nhưng rồi công trình vẫn hoàn thiện và ông Nguyễn Sỹ Văn ngang nhiên treo biển kinh doanh dịch vụ karaoke. Vây tại sao UBND phường Quảng Tiến không tổ chức cưỡng chế, ngăn chặn triệt để việc xây dựng trái phép?

quán-karaoke-của-ông-nguyễn-sỹ-văn-án-ngữ-trên-đất-nông-nghiệp.jpg
Quán karaoke của ông Nguyễn Sỹ Văn “án ngữ” trên đất nông nghiệp.(Nguồn - Ảnh: Thanh Tâm - Báo Tài nguyên và Môi trường)

Theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2017 V/v đình chỉ công trình xây dựng trật tự  xây dựng do UBND phường Quảng Tiến ban hành, ông Nguyễn Sỹ Văn, khu phố Phúc Đức, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn đã có hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép (chưa có giấy phép xây dựng) được quy định tại điểm a khoản 7 điều 13 (Nghị định 121/2013 NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở. Trong thời hạn 03 ngày đến hết ngày 29/11/2017 kể từ ngày ban hành Quyết định này nếu ông Nguyễn Sỹ Văn không tự giác tháo dỡ và trả lại nguyên vẹn mặt bằng như ban đầu thì UBND phường Quảng Tiến sẽ tiến hành cưỡng chế xử lý theo quy định của pháp luật.Trao đổi với phóng viên, ông Trần Học Đính, Chủ tịch UBND phường Quảng Tiến thừa nhận: Quán karaoke của ông Nguyễn Sỹ Văn xây dựng trên đất nông nghiệp, UBND phường cũng đã lập biên bản đình chỉ thi công nhiều lần nhưng gia đình không chấp hành. Hiện tại vẫn đang kinh doanh dịch vụ karaoke từ năm 2017 tới nay. Khi được hỏi vì sao không tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ công trình khi ông Văn thách thức không chấp hành, thì ông Đính không trả lời.

ubnd-phường-quảng-tiến.jpg
UBND phường Quảng Tiến yêu cầu tháo dỡ trước ngày 29/11/2017, thế nhưng hiện tại hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra tấp nập. (Nguồn - Ảnh: Thanh Tâm - Báo Tài nguyên và Môi trường)

Trong Quyết định đình chỉ thi công số 112/QĐ-UBND được ban hành ngày 27/11/2017  của UBND phường Quảng Tiến yêu cầu trong thời hạn 03 ngày đến hết ngày 29/11/2017 kể từ ngày ban hành Quyết định nếu ông Nguyễn Sỹ Văn không tự giác tháo dỡ và trả lại nguyên vẹn mặt bằng như ban đầu thì UBND phường Quảng Tiến sẽ tiến hành cưỡng chế xử lý theo quy định của pháp luật. Thế nhưng, từ đó tới nay công trình vi phạm của ông Nguyễn Sỹ Văn vẫn án ngữ ở vị trí được coi là đắc địa của phường Quảng Tiến, hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke vẫn diễn ra nhộn nhịp mà chưa thấy động thái cưỡng chế tháo dỡ từ phía chính quyền?

 

TP. Hồ Chí Minh: Xử lý cán bộ để xây dựng trái phép

Sau khi Chỉ thị 23-CT/TU có hiệu lực, các quận ủy - huyện ủy đã đồng loạt quán triệt chỉ thị này đến cán bộ chủ chốt trên địa bàn và quán triệt đến tận cơ sở. Một trong những nội dung được quận ủy - huyện ủy tuyên bố là sẽ mạnh tay xử lý đối với các cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng, nếu tiếp tục để xảy ra vi phạm xây dựng trên địa bàn.

Chia sẻ thêm về yêu cầu này, một lãnh đạo Huyện ủy Hóc Môn nhấn mạnh, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh công tác quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Qua thống kê, từ năm 2016 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm 1 tổ chức đảng và 3 đảng viên; lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy kiểm tra 4 tổ chức đảng và 6 đảng viên. Chỉ tính từ tháng 7-2018 đến cuối tháng 5-2019, huyện đã kỷ luật 3 đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, phê bình nghiêm khắc 2 tổ chức đảng và phê bình rút kinh nghiệm 2 đảng viên.

Huyện ủy cũng chỉ đạo UBKT Huyện ủy phối hợp Phòng Nội vụ huyện kiểm điểm và kỷ luật 4 công chức. Cùng đó, huyện điều động, chuyển công tác, cho ý kiến miễn nhiệm 3 cán bộ bị kỷ luật do có sai phạm trong quản lý về đất đai, xây dựng và kỷ luật về mặt chính quyền 14 cán bộ công chức, phê bình 31 cán bộ, công chức.

Liên quan đến các vi phạm xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh vừa qua, UBKT Thành ủy đang làm rõ trách nhiệm của các đảng viên, các tổ chức đảng liên quan. Tuy nhiên, một lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh cho biết, từ năm 2017 đến nay, UBND huyện đã kỷ luật 68 cán bộ, công chức (khiển trách 49 trường hợp, cảnh cáo 14 trường hợp, hạ bậc lương 3 trường hợp và buộc thôi việc 2 trường hợp).

UBND huyện cũng  phê bình rút kinh nghiệm sâu sắc 96 trường hợp do vi phạm nghĩa vụ công chức trong quản lý về đất đai, xây dựng. Bí thư Huyện ủy huyện Bình Chánh Nguyễn Văn Phụng thông tin, huyện ủy đã chỉ đạo công an củng cố hồ sơ, xử lý hình sự các cán bộ, công chức tiêu cực, tiếp tay cho vi phạm xây dựng.

Từng là địa bàn có điểm nóng về vi phạm xây dựng, Bí thư Huyện ủy huyện Nhà Bè Nguyễn Văn Lưu cho biết, năm 2013 Ban Thường vụ Huyện ủy đã có chỉ thị tăng cường lãnh đạo để chấn chỉnh. Năm 2015, huyện tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và có chỉ thị mới (Chỉ thị 01-CT/HU), tiếp tục thực hiện nội dung này. Trong đó, huyện nhấn mạnh đến yêu cầu xử lý nghiêm đối với các cán bộ, đảng viên cũng như tổ chức đảng có vi phạm.

Từ tháng 11-2015 đến nay, Huyện ủy huyện Nhà Bè đã kiểm tra 7 tổ chức đảng, 7 đảng viên thuộc diện huyện ủy quản lý về việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, xây dựng. Qua đó, 22 đảng viên đã bị kỷ luật, gồm khiển trách 18 trường hợp, cảnh cáo 4 trường hợp.

một-công-trình-vi-phạm-xây-dựng-quy-mô-ở-huyện-bình.jpg
Một công trình vi phạm xây dựng quy mô ở huyện Bình Chánh. (Nguồn: Kiều Phong - Báo SGGP - Ảnh: C.VIÊN)

Theo ông Nguyễn Văn Lưu, qua việc chú trọng đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, số công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn huyện đã giảm mạnh. Ngoài ra, các vi phạm hầu hết được phát hiện, xử lý ngay từ đầu. “Khi nhận thấy có dấu hiệu phức tạp, huyện ủy cho kiểm tra, giám sát ngay”, ông Nguyễn Văn Lưu chia sẻ và dẫn chứng, huyện ủy đã tổ chức kiểm tra, giám sát tại thị trấn Nhà Bè, xã Phước Kiển, xã Phú Xuân, từ đó chấn chỉnh ngay các hạn chế, thiếu sót.

Trước sự vào cuộc xử lý cán bộ có trách nhiệm, dư luận đánh giá cao và cho rằng, Chỉ thị 23-CT/TU bước đầu đã tạo sự chuyển động đối với cấp ủy, chính quyền các cấp. Tuy nhiên, dư luận cũng đòi hỏi việc xử lý trách nhiệm những người đứng đầu, nhất là đối với những vi phạm nổi cộm trong thời gian qua.

Cùng với đó, có ý kiến cho rằng cần xem xét truy trách nhiệm lãnh đạo tại những điểm nóng về sai phạm xây dựng, nay đã luân chuyển đến nơi khác, như vậy sẽ đảm bảo tính nghiêm minh.

Khi triển khai Chỉ thị 23-CT/TU tại Quận ủy quận 10, đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, đã nhấn mạnh về việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Cụ thể, đồng chí yêu cầu Ban Thường vụ Quận ủy chỉ đạo UBND quận xử lý Chánh Thanh tra xây dựng quận 10, đã về hưu 6 - 7 năm trước, có vi phạm xây dựng nhưng nhiều năm qua không xử lý.

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
Top