Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2019 | 13:40

Quảng Ngãi: Phát triển sản xuất gắn với XDNTM

Đến cuối năm 2018, tỉnh Quảng Ngãi đã có 81 xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập, 143 xã đạt tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm, 108 xã đạt tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất.

1.JPG
Quảng Ngãi đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất.

 

Thu hút đầu tư vào nông sản sạch, nông sản hữu cơ

Chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi với các sở, ngành và địa phương là tập trung đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với XDNTM. Trong đó, khuyến khích tổ chức sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ.

Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã thu hút 54 dự án với tổng vốn đăng ký 2.075 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hiệu quả. Một số doanh nghiệp đang khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi cũng đã giới thiệu địa điểm để các doanh nghiệp khảo sát sản xuất lúa hữu cơ, rau sạch, chăn nuôi sạch và mở các chuỗi cửa hàng để giới thiệu, cung ứng sản phẩm hữu cơ. Phối hợp với doanh nghiệp tuyên truyền, vận động người dân sử dụng và tham gia sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ…

Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín hiện sản xuất khoảng 30ha lúa hữu cơ, hàng năm cung cấp cho thị trường trên 200 tấn gạo hữu cơ…

Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Quảng Ngãi đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thực hiện đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn; đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; áp dụng quy trình thực hành sản xuất đồng bộ; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và không ngừng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ hộ sản xuất nhỏ áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

 

2.jpg
Nén Bình Phú (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu.

 

Từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương, tỉnh của Chương trình XDNTM, UBND tỉnh bố trí 90,52 tỷ đồng cho hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2016 - 2018. Đã hỗ trợ hơn 300 mô hình phát triển sản xuất các loại. Các mô hình dự án chủ yếu là chăn nuôi (bò lai sinh sản, hươu lấy nhung, gà an toàn sinh học, heo bản địa, dê ...) và trồng trọt (trồng chuối, trồng cam, trồng cau, trồng hành...), một số mô hình cơ giới hóa sản xuất, góp phần đạt tiêu chí thu nhập cho các xã XDNTM.

Từ năm 2018, Quảng Ngãi hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình NTM thực hiện hỗ trợ theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đã góp phần vào việc hình thành mối liên kết bền vững trong sản xuất, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Từ năm 2016 đến năm 2018, Quảng Ngãi giảm được 18.459 hộ nghèo, đến cuối năm 2018 còn 33.381 hộ nghèo, chiếm 9,39% (theo chuẩn nghèo mới quốc gia). Đến cuối năm 2018,  tỉnh có  81 xã đạt tiêu chí số 10 về Thu nhập, 143 xã đạt tiêu chí số 12 về Lao động có việc làm, 108 xã đạt tiêu chí số 13 về Tổ chức sản xuất và 91 xã đạt tiêu chí số 11 về Hộ nghèo.

 

Sau gần 9 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG về XDNTM, Quảng Ngãi đã có 59 xã/164 xã đạt chuẩn NTM. Năm 2019, Quảng Ngãi phấn đấu có thêm 25 xã về đích NTM.

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top