Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 15 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 6 năm 2016 | 1:52

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng: Lợi ích không của riêng ai

Được thành lập năm 2010, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng hoạt động và thực hiện theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại tỉnh Lâm Đồng.

Được chi trả nhanh, nhiều chủ rừng là người dân tộc đã nỗ lực chăm sóc cây rừng.

Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, đối tượng thu tiền DVMTR bao gồm: Các cơ sở sản xuất thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR. Với chức năng ấy, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng có hai nguồn thu chính. Nguồn thu trong tỉnh (chiếm 40% tổng số thu hàng năm) chủ yếu từ các đơn vị sử dụng DVMTR tại những khu rừng nằm trong phạm vi hành chính tỉnh Lâm Đồng. Nguồn thu ngoài tỉnh do Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam thu (chiếm 60% tổng thu hàng năm) đối với các đơn vị sử dụng DVMTR từ những khu rừng nằm trong phạm vi hành chính từ 2 tỉnh (tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh khác), sau đó chuyển cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng.

Mỗi năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng thu trên dưới 150 tỷ đồng và gần như ổn định theo tỷ lệ phần trăm nói trên. Cụ thể, năm 2015, Quỹ thu gần 144,4 tỷ đồng, trong đó thu trong tỉnh 57,716 tỷ đồng, thu ngoài tỉnh 87,122 tỷ đồng. Năm 2016, dự kiến thu 154,519 tỷ đồng, trong đó thu trong tỉnh 65,693 tỷ đồng, thu ngoài tỉnh 88,826 tỷ đồng. Nguồn thu này hàng năm được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng chi trả DVMTR cho nhiều đối tượng, bao gồm: Các chủ rừng là tổ chức nhà nước; chủ rừng là tổ chức ngoài nhà nước (DN ngoài nhà nước); các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng (BVR) với các chủ rừng là tổ chức hoặc họ chính là chủ rừng.

Việc chi trả DVMRT từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng cho các chủ rừng theo 2 lưu vực sông: Lưu vực sông Đồng Nai và sông Sêrêpốk. Đơn giá chi trả cho lưu vực sông Đồng Nai cao hơn lưu vực sông Sêrêpốk. Cụ thể, đã, đang và sẽ chi trả trong năm 2016 đối với lưu vực sông Đồng Nai, khoán BVR 500.000 đồng/ha/năm và phí quản lý của chủ rừng 50.000 đồng/ha/năm; đối với lưu vực sông Sêrêpốk, khoán BVR 400.000 đồng/ha/năm và phí quản lý của chủ rừng 40.000 đồng/ha/năm. Tổng diện tích rừng được nghiệm thu và chi trả DVBVR mỗi năm một tăng, từ 354.754ha (năm 2015) lên 381.560ha (năm 2016), với tổng số hộ được hưởng lợi là 17.073 hộ (năm 2015), trong đó có 13.534 hộ là người dân tộc thiểu số, 3.539 hộ người Kinh và 33 tập thể.

Từ cân đối thu chi, mỗi năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng góp phần thiết thực vào việc bảo vệ, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia là rừng và nước, đem lại lợi ích cho xã hội từ các công trình thủy điện, thủy lợi; làm hạn chế việc phá rừng mỗi năm trên 5%; khôi phục và tăng độ che phủ của rừng.

Với ý nghĩa đó, DVMTR từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển tỉnh Lâm Đồng cũng như Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên đem lại lợi ích không cho riêng ai!

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top