Chứng kiến những cánh rừng gỗ quý trăm tuổi bị "xẻ thịt", hàng nghìn hecta đất lâm nghiệp được xác định bị tàn phá, không thể phủ nhận việc thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của người được giao quản lý.
Phá rừng, lấn chiếm 1,2 ha đất lâm nghiệp
Theo đơn vị quản lý bảo vệ rừng, vụ phá rừng, lấn chiếm 1,2 ha đất lâm nghiệp chủ yếu do người Kinh thuê người đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện, các đối tượng lộng hành, ngang nhiên phá rừng, khi phát hiện đã hung hãn tấn công nhân viên bảo vệ rừng.
Mới đây, UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, đã chỉ đạo Công an huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm khẩn trương điều tra, làm rõ vụ tấn công lực lượng bảo vệ rừng, lấn chiếm 1,2ha đất lâm nghiệp tại tiểu khu 274 xã Gia Lâm, phần rừng do Công ty TNHH Dược phẩm Việt Thái quản lý, bảo vệ.
Trước đó, lực lượng quản lý bảo vệ rừng phát hiện 8 đối tượng đang phát dọn, lấn chiếm 1,2ha đất lâm nghiệp, tiểu khu 274, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà. Các đối tượng này khai nhận được ông Trần Ngọc Quý, thôn Thanh Hà, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà thuê phát dọn cỏ để trồng cây nông nghiệp. Bị cơ quan chức năng triệu tập làm việc, ông Quý khai chỉ đứng ra thuê người thay cho một người tên Bình, ngụ xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà.
Tiếp đó, tổ chuyên trách bảo vệ rừng của Công ty TNHH Dược phẩm Việt Thái phát hiện tại khoảnh 2, tiểu khu 274, xã Gia Lâm có một số đố tượng đang cuốc hố trồng chuối. Khi phát hiện tổ chuyên trách, các đối tượng đã bỏ đi xuống khe suối, tiếp tục kiểm tra thì gặp một đối tượng tên Tư tại hiện trường. Tại đây, nhân viên bảo vệ rừng đã bị Tư lao vào dùng hung khi tấn công, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.
Hiện, UBND huyện Lâm Hà đã yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp, khẩn trương điều tra, làm rõ vụ hành hung, chống đối người thi hành công vụ và củng cố hồ sơ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan vụ phá rừng trên.
Chuyển gỗ lậu xuyên rừng trong đêm
Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đak Tô (Kon Tum) cho biết, cuối tháng 2/2021, lực lượng chức năng của công ty bắt giữ 11 lâm tặc đang vận chuyển gỗ lậu xuyên rừng giữa đêm tối.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 11 xe máy độ chế cùng 11 hộp gỗ đang chở trên xe, ước tính khối lượng khoảng 12m³.
Các đối tượng khai nhận gỗ được khai thác ở tiểu khu 227, thuộc địa giới hành chính xã Đak Rơ Nga, huyện Đak Tô. Trước khi bị bắt giữ, các đối tượng đã vận chuyển trót lọt 1 chuyến ra khỏi rừng và đưa đến tập kết tại 1 lô cao su trên địa bàn xã Đak Rơ Nga, huyện Đak Tô.
Theo ông Chung, từ trong Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, đơn vị đã nắm được thông tin vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và đã nhiều lần mật phục để bắt giữ. Đến 2h ngày 29/2 thì bắt quả tang các đối tượng.
Hiện, lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc và truy tìm số gỗ mà lâm tặc đã chở đi cất giấu trước đó.
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Viện KSND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành cáo trạng truy tố 9 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hơn 300ha rừng với gần 29.000m3 gỗ được xác định bị thiệt hại trong vụ án này.
9 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar bị truy tố gồm: Nguyễn Hồng Mạnh (SN 1968, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc); Phan Văn Đức (SN 1974, nguyên Phó Giám đốc); Nguyễn Văn Vũ (SN 1975, Trưởng phòng Kỹ thuật - Quản lý bảo vệ rừng); Phạm Văn Kỳ (SN 1962, Trưởng Phân trường 3); Nguyễn Phước Hưng (SN 1963, Nhân viên Phân trường 3); Đào Thanh Hưởng (SN 1968, Trưởng Phân trường 1); Nguyễn Hữu Thọ (SN 1971, Nhân viên Phân trường 1); Lưu Minh Thanh (SN 1984, Nhân viên Phân trường 1) và Nguyễn Văn Tuân (SN 1986, Nhân viên Phân trường 1).
Theo cáo trạng, ngày 18/8/2019, tổ công tác của Công an huyện Ea Kar và Công an tỉnh Đắk Lắk bắt quả tang 4 đối tượng khai thác trái phép 6 cây gỗ tại tiểu khu 692, Phân trường 1, Công ty Lâm nghiệp Ea Kar, địa phận xã Cư Yang, huyện Ea Kar. Kết quả giám định của các cơ quan chức năng khối lượng truy tròn là gần 28m3, gỗ từ nhóm IV-VIII, trị giá gần 92 triệu đồng.
Mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành khám nghiệm hiện trường và phát hiện có nhiều vị trí rừng bị khai thác trái phép tại các tiểu khu 692, 686, lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Ea Kar. Tổng khối lượng gỗ bị khai thác trái phép được xác định là gần 300m3 gỗ các loại, từ Nhóm II – VIII, trị giá trên 1,1 tỉ đồng. Số gỗ này bị khai thác trái phép trong thời gian dài, không xác định được thời gian bị khai thác cụ thể.
Căn cứ số liệu do Công ty Lâm nghiệp Ea Kar cung cấp, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk tiến hành khám nghiệm hiện trường tại 82 vị trí, với tổng diện tích 309 ha. Trên các diện tích này chủ yếu là đất trống bị các hộ dân lấn, chiếm làm nương rẫy trồng bắp, mì; một số diện tích thì công ty có trồng cây keo.
Kết luận giám định đối với 82 vị trí đã được khám nghiệm hiện trường cho thấy, diện tích rừng tự nhiên thực tế bị suy giảm so với kết quả kiểm kê rừng năm 2014 là 303,97 ha, với trữ lượng tự nhiên thực tế bị suy giảm so với kết quả kiểm kê rừng năm 2014 là gần 29.000m3 gỗ, trị giá hơn 28,2 tỉ đồng.
Như vậy, từ năm 2015-2019 tài nguyên rừng thuộc lâm phần do Công ty Lâm nghiệp Ea Kar bị thiệt hại theo hồ sơ vụ án là hơn 29,4 tỉ đồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.