Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 17 tháng 4 năm 2022 | 18:18

Rừng vừa trồng xong bị người đến nhổ sạch, tập kết 100.000 cây keo giống cũng bị phá hoại

Giám đốc Công ty Tân Mai cho biết, năm 2021, đơn vị vừa trồng trên 6 ha rừng thì lập tức có người đến nhổ hết. Sau đó, công ty tập kết khoảng 100.000 cây keo giống để mang vào rừng trồng thì cũng bị phá hoại.

Ngày 17/4, ông Nay Y Phú - Chủ tịch UBND huyện Lắk (Đắk Lắk) cho biết, huyện đã chỉ đạo lực lượng công an, kiểm lâm phối hợp cùng các phòng chuyên môn, UBND xã Đắk Phơi và đơn vị chủ rừng tiến hành kiểm tra, làm rõ vụ phá rừng trên địa bàn.

 

Hàng chục ha rừng tại huyện Lắk bị phá hoại để lấn chiếm đất
Hàng chục ha rừng tại huyện Lắk bị phá hoại để lấn chiếm đất (ảnh: P.V)

Trước đó, ngày 6/4, đoàn kiểm tra của Cục Kiểm lâm đã phối hợp Chi cục kiểm lâm Đắk Lắk, Hạt Kiểm lâm huyện Lắk, UBND xã Đắk Phơi và Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, chi nhánh Đắk Lắk (Công ty Tân Mai) lập biên bản kiểm tra tình trạng phá rừng trái pháp luật trên địa bàn xã Đắk Phơi.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định có hơn 74 ha thuộc lâm phần do Công ty Tân Mai và UBND xã Đắk Phơi quản lý, bảo vệ bị tàn phá. Trong đó, có gần 64 ha rừng do Công ty Tân Mai quản lý bị phá tại các tiểu khu 1391,1392 và 1400; có gần 11 ha rừng bị phá tại tiểu khu 1400 do UBND xã Đắk Phơi quản lý. Khu vực rừng bị phá có trạng thái rừng tự nhiên le, lồ ô có xen một vài cây thân gỗ.

Phía Công ty Tân Mai đã cung cấp 44 biên bản kiểm tra tình trạng lấn chiếm đất từ ngày 13/2-27/3, với diện tích đã kiểm tra gần 63 ha.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty Tân Mai (chi nhánh Đắk Lắk) cho biết, từ đầu tháng 2 đến nay, lực lượng bảo vệ của công ty đã phát hiện rất nhiều người dân địa phương trên địa bàn xã Đắk Phơi tổ chức theo nhóm 10-25 người vào lâm phần của công ty để chặt phá cây nhằm lấn chiếm đất làm nương rẫy.

 

Do nhận thức hạn chế và tập quán phát rừng làm nương rẫy của người đồng bào dân tộc thiểu số nên tình trạng phá rừng vẫn xảy ra
Do nhận thức hạn chế và tập quán phát rừng làm nương rẫy của người đồng bào dân tộc thiểu số nên tình trạng phá rừng vẫn xảy ra (ảnh: P.V)

Cũng theo ông Tuấn, dù bị phát hiện, vận động ra khỏi rừng nhưng những người này vẫn bất chấp. Do đó, đơn vị đã lập biên bản, có kèm theo tên các đối tượng để báo cáo cơ quan chức năng.

Giám đốc Công ty Tân Mai cũng nêu thực trạng khó khăn khi vào năm 2021, đơn vị vừa trồng trên 6 ha rừng thì lập tức có người đến nhổ hết. Sau đó, công ty tập kết khoảng 100 nghìn cây keo giống để mang vào rừng trồng thì cũng bị phá hoại.

"Hiện, công ty đang phối hợp cơ quan chức năng và mong muốn được xử lý dứt điểm vụ việc. Công ty Tân Mai được giao rừng từ năm 2010, quy hoạch trồng rừng nguyên liệu là keo và thông nhưng chưa thực hiện được bao nhiêu lại bị phá như vậy", ông Tuấn cho hay.

Theo một lãnh đạo UBND xã Đắk Phơi, địa bàn xã có tới hơn 85% dân số trên địa bàn là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Phía xã cũng có nhiều đợt tuyên truyền, phát động quần chúng ký cam kết về bảo vệ rừng.

"Do nhận thức hạn chế và tập quán phát rừng làm nương rẫy của người dân nên tình trạng phá rừng vẫn xảy ra. Nhất là thời gian qua, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người lao động về quê, không có thu nhập nên đã đi phá rừng", vị lãnh đạo xã thông tin./.

 

 

 

Văn Quý - Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top