Trong bối cảnh giá nông sản bấp bênh, biến đổi về khí hậu làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh và dịch hại mới, nếu sử dụng thuốc BVTV giả, bà con vừa mất tiền mua thuốc mà dịch hại trên đồng ruộng vẫn không được kiểm soát, thậm chí còn ảnh hưởng sức khỏe.
Ngày 21/10/2019, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm đối với các đối tượng trong vụ làm giả thuốc BVTV với số lượng lớn, phân phối đi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Trước đó, ngày 17/4/2019, Phòng Cảnh sát ĐTTP về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) tiến hành kiểm tra kho hàng tại địa chỉ số881/12E Tổ 6 – Khu Phố 1 – Quốc lộ 1A – phường Bình Hưng Hòa – quận Bình Tân, TPHCM thì phát hiện đối tượng Nguyễn Minh Phục đang sản xuất hàng giả là thuốc BVTV của nhiều hãng.
Khám xét khẩn cấp kho hàng này, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ hàng ngàn nguyên vật liệu để sản xuất thuốc BVTV giả dạng gói, bao, hộp, chai mang nhãn hiệu của nhiều hãng sản xuất thuốc BVTV.
Xét thấy hành vi sản xuất thuốc BVTV giả là nguy hiểm cho xã hội, hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điểm a, khoản 1 Điều 195 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, Nguyễn Minh Phục nhận mức án 2 năm tù giam, phạt bổ sung bằng tiền mặt và tiêu hủy toàn bộ hàng giả thu được tại hiện trường.
Theo luật sư Nguyễn Ngọc Huyền, từ công ty Luật Invest Consult Group, hiện nay, theo quy định của pháp luật, các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc BVTV giả có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể, theo Điều 195 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc bảo vệ thực vật có thể bị phạt tiền đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù đến 15 năm tùy thuộc vào mức độ phạm tội và hậu quả gây ra.
Theo điều luật đã dẫn ở trên thì cả người sản xuất và người buôn bán (các đại lý, cửa hàng kinh doanh) thuốc BVTV giả đều có thể bị xử lý hình sự. Do vậy, các đại lý phân phối, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV cần nhận thức rõ vấn đề này, không tiếp tay cho hành vi sản xuất thuốc BVTV giả để tránh những hậu quả nghiêm trọng về luật pháp cũng như để bảo vệ uy tín, thương hiệu của mình.
Về phía bà con nông dân, khi phát hiện hàng giả, bà con cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân và cộng đồng. Bà con cũng có thể liên lạc với đại lý phân phối chính thức hoặc trực tiếp với nhà sản xuất để thông báo vụ việc hàng giả. Đại lý và nhà sản xuất sau đó sẽ phối hợp với cơ quan chức năng, người có trách nhiệm điều tra, xử lý vụ việc.
Theo khuyến cáo của tổ chức Croplife, khi mua thuốc BVTV, bà con nông dân cần tỉnh táo lựa chọn, chỉ mua sản phẩm của các doanh nghiệp, đại lý có uy tín, đại lý được ủy quyền với đầy đủ hóa đơn bán lẻ và giấy biên nhận bán hàng. Bà con không nên mua hàng trôi nổi, đừng vì ham giá rẻ mà tiếp tay cho các đối tượng kinh doanh bất hợp pháp./. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.