Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 3 năm 2016 | 10:13

Ồ ạt chặt cà phê để trồng chanh dây

Thời gian qua, nhiều người dân ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai và một số vùng lân cận đã hối hả xuống giống trồng chanh dây để xuất bán sang Trung Quốc (TQ). Trong khi đó, chính quyền địa phương lúng túng trong việc định hướng loại cây trồng này cho người dân.

Người dân chặt bỏ cà phê để trồng chanh dây tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
Người dân chặt bỏ cà phê để trồng chanh dây tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Ông Phạm Ngọc Cơ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mang Yang, cho biết huyện này đã có hơn 180 ha chanh dây. Chỉ từ đầu năm 2016 đến nay, diện tích chanh dây đã tăng thêm 50 ha và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Để có đất trồng chanh dây, nhiều diện tích cà phê đã bị đốn hạ. Dọc Quốc lộ 19, đoạn qua huyện Mang Yang, hàng chục hecta cà phê đã bị phá bỏ.

Vừa thu hoạch xong, ông Nguyễn Văn Thức (ngụ xã Đắk Jrăng, huyện Mang Yang) đã chặt 300 gốc trong tổng số 1.500 gốc cà phê của mình để đầu tư trồng chanh dây. “Trồng cà phê một năm mới thu hoạch một lần mà giá chỉ bằng phân nửa so với chanh dây. Trong khi đó, cây chanh chỉ mất 6 tháng là cho trái, khi đến vụ thì 2 ngày thu hoạch một lần. Tính ra, trồng chanh dây lời gấp 4 lần trồng cà phê” - ông Thức tính toán. Tuy lãi nhiều nhưng trái này chỉ được thương lái mua xuất sang TQ nên ông Thức cũng rất lo ngại, không dám chặt hết vườn cà phê chuyển sang trồng chanh dây.

Gần nhà ông Thức, thấy các con mượn đất từ Cụm Công nghiệp - Tiểu Thủ công nghiệp huyện Mang Yang để trồng chanh dây có lãi lớn, ông Hoa Văn Trung cũng quyết định chặt 400 gốc cà phê để trồng chanh dây. Hai người con của ông Trung trồng 230 gốc chanh dây, cứ 2 ngày thu hoạch một lần bán được 6 triệu đồng. Chị Hoa Thị Luyến (con ông Trung) hồ hởi khoe vườn chanh dây mới trồng 7 tháng nhưng đã thu hoạch được 2 tháng. “Làm cà phê mồ hôi chưa khô tiền đã hết nên không khá nổi. Tôi đã đặt mua 2 thùng giống chanh dây từ Đài Loan với giá 7,2 triệu đồng, đang chờ gửi về để trồng tiếp” - chị Luyến nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc người dân phát triển tự phát cây chanh dây nhưng chỉ phụ thuộc vào thị trường TQ thì rủi ro cao, giá cả sẽ không ổn định. Bà Nguyễn Thị Sen, một thương lái chanh dây ở huyện Mang Yang, kể: “Bình quân mỗi ngày mua từ 2-3 tấn chanh về tách lấy hạt đóng thùng xuất sang TQ. Có lúc giá chỉ 8.000 đồng/kg nhưng hiện trên 20.000 đồng/kg. Nếu thương lái TQ không mua nữa thì tôi cũng dừng. Người trồng chanh dây khi đó sẽ phải chuyển sang trồng cây khác hoặc quay lại trồng cà phê”.

Theo ông Phạm Ngọc Cơ, nguyên nhân người dân đổ xô vào trồng chanh dây vì đây là cây “siêu lợi nhuận”. Đầu tư hơn 100 triệu đồng/ha, thu hoạch bình quân cũng được hơn 1 tỉ đồng. Một nguyên nhân khác là người trồng cà phê rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay do ngân hàng đòi hỏi quy trình vay rất chặt chẽ. “Rất khó thực hiện quy hoạch loại cây trồng vì phải phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Ngay cả cây cao su, khoai mì cũng bán sang thị trường TQ là chủ yếu. Người dân thấy trồng cây gì có lợi thì họ trồng, không cản được” - ông Cơ chia sẻ.

Xây dựng cả nhà máy chế biến

Ông Lê Lợi, Chánh Văn phòng UBND huyện Mang Yang, cho biết đã có một doanh nghiệp đang xin xây dựng nhà máy chế biến chanh dây trên địa bàn. Chủ trương của UBND huyện là đồng ý. Về đầu ra sản phẩm, doanh nghiệp tự lo cho người trồng. Việc ồ ạt chặt cà phê trồng chanh dây tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top