Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2016 | 2:23

Sơn La quyết tâm xây dựng nông thôn mới

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế nông thôn về những thành quả trong chương trình XDNTM, ông Hà Quyết Nghị, Phó trưởng ban Chỉ đạo chương trình MTQGXDNTM tỉnh Sơn La cho biết:

Ông Hà Quyết Nghị (thứ hai từ trái sang) cùng Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất thăm mô hình nuôi vịt trời kết hợp cá lồng ở lòng hồ thủy điện Sơn La.

Là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm thấp nên khi triển khai XDNTM, Sơn La gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2010, số tiêu chí bình quân mới đạt 1,61 tiêu chí/xã, không có xã đạt trên 10 tiêu chí và 180 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó, 18 xã “trắng”, không đạt tiêu chí nào. Đó là chưa kể, nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ về chương trình còn hạn chế, coi XDNTM như một dự án đầu tư của Nhà nước nên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thực sự bắt tay thực hiện. Vì vậy, trong quá trình triển khai, Sơn La đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, vai trò của mình trong XDNTM. Đến nay, sau gần 6 năm thực hiện, chúng tôi đã đạt được những kết quả quan trọng.

Về thực hiện bộ tiêu chí, đến hết tháng 9/2016, Sơn La đã đạt bình quân 7,35 tiêu chí/xã, tăng 5,74 tiêu chí so với năm 2010, trong đó có 8 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí; 1 xã đạt 18 tiêu chí; 1 xã đạt 17 tiêu chí; 6 xã đạt trung bình 13-15 tiêu chí; 20 xã đạt từ 10-12 tiêu chí; 121 xã đạt trung bình 5-9 tiêu chí; 31 xã khó khăn đạt dưới 5 tiêu chí. Tổng số vốn huy động, lồng ghép để thực hiện chương trình trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 30.446,828 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho chương trình là 1.057,96 tỷ đồng.

Theo ông đâu là những thuận lợi, khó khăn của Sơn La trong quá trình triển khai thực hiện?

Khi triển khai XDNTM chúng tôi nhận được sự đồng lòng của cán bộ, sự ủng hộ của nhân dân. Ngay từ thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình, trong bối cảnh điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, Sơn La đã có sẵn một hệ thống chính trị vững mạnh tại các thôn, xã, giúp chương trình được triển khai kịp thời, chất lượng. Ngoài ra, an ninh trật tự thôn, xóm được đảm bảo, là nền tảng quan trọng để hướng tới các tiêu chí khác. Trong quá trình thực hiện, tỉnh luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cơ quan, ban ngành Trung ương, sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm tận tình của các tỉnh bạn.

Là tỉnh nghèo, Sơn La có xuất phát điểm thấp, diện tích các xã rộng lớn, địa hình chia cắt, dẫn đến gia tăng khối lượng và chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, trường học, nhà văn hóa. Tại thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh lên tới 38,13%, có 5/12 huyện là huyện nghèo; có 180/188 xã đạt dưới 5 tiêu chí, trong đó 18 xã không đạt tiêu chí nào; những tiêu chí quan trọng như giao thông, thủy lợi, trường học, thu nhập… gần như chưa có xã nào đạt.

Là tỉnh còn phụ thuộc vào ngân sách Trung ương, nguồn vốn đầu tư cho XDNTM chưa nhiều trong khi nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế. Một số tiêu chí NTM chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Mục tiêu đến hết năm 2020, Sơn La phấn đấu có bao nhiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới, thưa ông?

Sơn La tiếp tục triển khai đồng bộ chương trình trên địa bàn 188 xã, trong đó ưu tiên chỉ đạo, hỗ trợ cho các xã có khả năng sớm đạt chuẩn NTM, phấn đấu đến năm 2020 bình quân toàn tỉnh đạt 10-12 tiêu chí/xã, có 23 xã đạt chuẩn NTM. Các chỉ tiêu cụ thể như sau: 33 xã khu vực I đạt bình quân 15 tiêu chí/xã trở lên, phấn đấu có 45% số xã đạt chuẩn NTM; 56 xã khu vực II đạt bình quân 10 tiêu chí/xã trở lên, phấn đấu có 12,5% số xã đạt chuẩn NTM; đối với các xã khu vực III đạt bình quân 7 tiêu chí/xã trở lên, phấn đấu có 1 xã đạt chuẩn NTM.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Sơn La sẽ tập trung xây dựng hệ thống các công trình thiết yếu cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống dân cư. Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên các vùng, trọng tâm hỗ trợ các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu và xã nghèo thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a. Tất cả các xã phải có các tổ chức kinh tế tham gia liên kết sản xuất, trong đó mỗi xã có ít nhất 1 hợp tác xã hoạt động hiệu quả. Cải thiện, nâng cao đời sống dân cư nông thôn, thu nhập tăng 1,8 lần (đạt bình quân 30 triệu đồng/người vào năm 2020); tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm; 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế; an ninh, trật tự xã hội nông thôn được giữ vững.

Xin cảm ơn ông!

Hùng Trang (thực hiện)

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top