Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2016 | 6:0

Sông Lô: XDNTM bằng sự đồng sức, đồng lòng

Với tư duy và cách làm phù hợp, cùng với tinh thần vượt khó, đồng lòng đồng sức của chính quyền và nhân dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Người dân tham gia cứ hóa đường giao thông.

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, trước đây, đời sống kinh tế - xã hội của người dân Sông Lô còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề thương mại dịch vụ chưa phát triển. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương XDNTM, chính quyền, nhân dân trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả.

Giai đoạn 2011 - 2015, Sông Lô được đầu tư xây dựng 153 công trình đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn các xã, thị trấn; 230 trạm biến áp đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Các công trình thủy lợi, kênh mương, công trình hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn (Bạch Lưu, Quang Yên, Nhân Đạo) được quan tâm nâng cấp, cải tạo... Để triển khai thực hiện XDNTM, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thành lập Ban chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn huyện đã nhận thức rõ chủ thể của XDNTM là người dân, với phương châm “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện luôn nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã thực hiện từng tiêu chí.

Năm 2016, Sông Lô phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành các tiêu chí NTM. Để hoàn thành mục tiêu này, ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo các phòng ban chức năng tăng cường hỗ trợ các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí; thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá thực trạng các tiêu chí ở các xã đăng ký đạt chuẩn NTM, hướng dẫn các xã đăng ký danh mục các công trình, đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí, đồng thời theo dõi sát sao tiến độ các xã về đích. Hàng tháng, UBND huyện tổ chức giao ban để nghe các phòng, ban liên quan và các xã báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chí chưa đạt, nhiệm vụ và giải pháp của tháng tiếp theo.

Đối với 3 xã đăng ký về đích NTM trong năm 2016, Bạch Lưu đã đạt 15/19 tiêu chí;  Phương Khoan hoàn thành 14 tiêu chí;  Đôn Nhân hoàn thành 16 tiêu chí. Các nhóm tiêu chí chưa đạt chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như: trung tâm văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, trạm y tế xã, nghĩa trang nhân dân, rãnh thoát nước, hệ thống đường giao thông nội đồng. Hiện, cả 3 xã đã và đang tiến hành thi công xây dựng nốt những hạng mục công trình còn lại, đảm bảo đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Cùng với 3 xã đăng ký về đích NTM trong năm 2016, các xã còn lại của huyện Sông Lô cũng phấn đấu hoàn thiện dần các tiêu chí về XDNTM. Khó khăn chung của hầu hết các xã trên địa bàn huyện khi tiến hành XDNTM chính là nguồn vốn. Ngoài sự hỗ trợ của UBND tỉnh, huyện, sự đóng góp của nhân dân, nguồn vốn dành cho XDNTM chủ yếu là nhờ vào việc đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do là huyện miền núi nên nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đối với huyện Sông Lô không cao.

Để khắc phục những khó khăn trên, UBND huyện đã chỉ đạo, yêu cầu các địa phương lấy nhân dân làm hạt nhân và là chủ thể thực hiện chương trình, phát huy và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, cần phát huy được sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân.

Chính sự đồng thuận giữa “ý Đảng, lòng dân” trong XDNTM đã giúp bộ mặt làng quê Sông Lô “thay da, đổi thịt” từng ngày, điều đó càng chứng tỏ XDNTM là chủ trương đúng đắn. Chúng ta tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với sự đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, mục tiêu XDNTM không chỉ hoàn thành mà nền kinh tế của huyện Sông Lô sẽ có những bước phát triển cao hơn nữa, giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền.

Văn Nhất

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top