Trong kỳ I, Báo Kinh tế nông thôn đã có bài phân tích TAND TP. Quy Nhơn có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự? Kỳ II, sẽ phân tích về sự mâu thuẫn của hai hợp đồng ở một phòng công chứng.
Tòa án nhân dân (TAND) TP. Quy Nhơn và Phòng Công chứng số 1 là hai đơn vị thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tuy nhiên, trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại 234 đường Xuân Diệu, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn, hai đơn vị này chưa làm tròn nhiệm vụ của mình.
Trong kỳ I, Báo Kinh tế nông thôn đã có bài phân tích TAND TP. Quy Nhơn có dấu hiệu vi phạm Bộ luật Tố tụng dân sự? Kỳ II này, sẽ phân tích về sự mâu thuẫn của hai hợp đồng ở một phòng công chứng.
Theo Điều 45 Luật Công chứng năm 2006, bên nguyên đơn của đơn kháng cáo ngày 25/6/2018 yêu cầu Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Định tuyên bố: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) và tài sản gắn liền với đất” vô hiệu, vì việc công chứng đã vi phạm pháp luật. Trên cơ sở này, tòa tuyên bố hủy Bản án số 160/2018/DS-ST, ngày 12/6/2018 của TAND TP. Quy Nhơn.
“Hợp đồng cho nhà ở” vẫn nguyên hiệu lực
Với “Hợp đồng cho nhà ở” ngày 4/12/2004 giữa bà Bùi Thị Lan là mẹ của các đồng thừa kế gồm: ông Nguyễn Long Phú, ông Nguyễn Phấn và bà Nguyễn Thị Thơm với vợ chồng ông Nguyễn Xuân Hương và bà Bùi Thị Sen đã xác lập quan hệ giao dịch trước pháp luật do Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Định chứng nhận. Tại mục 4 (bên cho) của hợp đồng này ghi rõ: “Người giám hộ đương nhiên cho bà Lan là ông Nguyễn Long Phú”.
Ông Phú cho biết: Cha mẹ chúng tôi tạo lập được ngôi nhà tọa lạc tại 234 đường nội bộ Xuân Diệu, TP. Quy Nhơn, với diện tích đất 73,59m2 và diện tích xây dựng nhà ở 57,62m2. Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở ngày 26/4/2004. Đây là tài sản của cha mẹ, các con đều có quyền được hưởng thừa kế hoặc chia di sản.
Theo “Hợp đồng cho nhà ở”, người được nhận là vợ chồng ông Hương và bà Sen, chúng tôi coi đây là nhà từ đường của tộc Nguyễn và tộc Bùi. Chúng tôi đều có gia đình riêng, chỉ còn lại mẹ già ở lại ngôi nhà này cùng với vợ chồng ông Hương, bà Sen. Hàng năm, tại ngôi nhà từ đường, tổ chức 4 ngày giỗ lớn và tôn tạo lại mồ mả ông bà, tổ tiên vào cuối năm, các gia đình anh em chúng tôi đều đoàn viên về đây để nhớ về cội nguồn.
Trong lúc mẹ chưa mất, “Hợp đồng cho nhà ở” chưa bị ai tranh chấp, ngày 21/01/2005, vợ chồng ông Hương, bà Sen đã mang sổ đỏ đứng tên cha mẹ chúng tôi, thông đồng với Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) TP.Quy Nhơn xác nhận: “Theo Hợp đồng cho nhà ở đã được phòng công chứng chứng nhận ngày 4/12/2004, chuyển sở hữu toàn phần ngôi nhà cho ông Nguyễn Xuân Hương và bà Bùi Thị Sen”. Hành vi này của Phòng TN&MT TP. Quy Nhơn không đúng quy định pháp luật, ở chỗ: Cố tình phớt lờ nguồn gốc đất và nhà ở (cụ thể là “Hợp đồng cho nhà ở”).
Vấn đề trên, tại Điều 444 (được trích dẫn tại điểm 5 của nội dung “Hợp đồng cho nhà ở”) ghi rõ: “Các bên phải đăng ký trước bạ sang tên nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu”. Việc này, ông Phú là người giám hộ khẳng định: Đôi bên chưa thực hiện đăng ký trước bạ sang tên, nên ông Hương, bà Sen chưa được quyền sở hữu nhà ở.
Với hành vi nói trên, việc xác nhận thay đổi về chủ vào sổ đỏ của Phòng TN&MT cho hộ gia đình ông Hương, bà Sen là vi phạm pháp luật, cho nên Văn bản số 344/PCC1 ngày 9/9/2017 của Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Định và Văn bản số 592/TNMT, ngày 8/11/2017 của Phòng TN-MT TP. Quy Nhơn đều không có giá trị. Đây là những văn bản tự biên, tự diễn có sau ngày đơn khởi kiện của 3 anh em ông Phú (trong năm 2016), cho nên “Hợp đồng cho nhà ở” vẫn nguyên hiệu lực.
Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất vô hiệu
“Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất” ngày 8/12/2015, công chứng viên Mai Hữu Hòa đã vi phạm pháp luật tại Điều 12 Luật công chứng 2006 ghi rõ các hành vi bị nghiêm cấm. Tại điểm d, Khoản 1, Điều này nghiêm cấm công chứng viên: “Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình, hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu...”.
Nội dung văn bản công chứng của hợp đồng trên, tại điểm c, khoản 6 nói rõ: Hai bên đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và không khiếu nại gì. Nếu bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Với điểm c, khoản 6 của nội dung văn bản công chứng, vợ chồng ông Hương, bà Sen đã vi phạm pháp luật, như đã chứng minh với đầy đủ chứng cứ ở “Hợp đồng cho nhà ở”.
Quan hệ “Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất”, ngày 8/12/2015 giữa vợ chồng ông Hương bà Sen với vợ chồng ông Hùng, bà Hương là sự léo lận của công chứng viên Mai Hữu Hòa, bởi lẽ: Hai văn bản công chứng (ngày 4/12/2004 và ngày 8/12/2015) đều được Phòng công chứng số 1 tỉnh Bình Định thực hiện và đưa vào hồ sơ lưu giữ. Trong khi văn bản công chứng ngày 4/12/2004 còn nguyên hiệu lực, công chứng viên Mai Hữu Hòa vẫn tiếp nhận và thụ lý hồ sơ ghi vào sổ công chứng. Mặc dù văn bản công chứng ngày 4/12/2004 được lưu giữ tại Phòng công chứng số 1, nhưng tại Điều 1 của văn bản công chứng ngày 8/12/2015, công chứng viên Mai Hữu Hòa vẫn cố tình đưa vào QSDĐ và tài sản gắn liền với đất chuyển nhượng được trọn quyền sử dụng của vợ chồng ông Hùng, bà Hương. Cho nên, việc giao kết hợp đồng, giao dịch cũng chỉ giữa: vợ chồng ông Hương, bà Sen với vợ chồng ông Hùng, bà Hương; Chưa thiết lập quan hệ giao dịch đối với 3 anh em ông Phú là những người có quyền, nghĩa vụ liên quan tại “Hợp đồng cho nhà ở”. Vì thế, văn bản công chứng ngày 8/12/2015 đã vi phạm pháp luật, là vô hiệu.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.