Lừa làm sổ đỏ để chiếm đoạt tài sản, hai đối tượng tại Đắk Nông vừa bị tạm giữ hình sự để phục vụ điều tra.
Ngày 9/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Bá Thắng (58 tuổi, trú tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) và Phạm Thị Tỵ (44 tuổi, trú tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015).
Theo thông tin ban đầu, tháng 7/2021, Thắng đến nhà ông Dũng ở xã Nâm Nung, huyện Kông Nô và thông tin, diện tích đất của mình tại khu vực thôn Tân Lập, xã Nâm Nung đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Ông Dũng hỏi sao làm được sổ đỏ thì Thắng cho biết, có quen một cán bộ ở bộ phận một cửa tỉnh Đắk Nông và có thể "nhờ" người này làm sổ đỏ.
Nghe vậy, ông Dũng nhờ Thắng làm giúp sổ đỏ cho mảnh đất ở gần đất của Thắng. Khoảng 1 tuần sau, Thắng đưa Phạm Thị Tỵ đến khu vực rẫy của ông Dũng, Thắng giới thiệu Tỵ là cán bộ ở bộ phận một cửa tỉnh Đắk Nông (thực tế Tỵ không phải là cán bộ ở đây) và sẽ giúp ông Dũng làm sổ đỏ với chi phí 10 triệu đồng/ha. Tin tưởng, ông Dũng đồng ý và đưa trước cho Tỵ và Thắng 7 triệu đồng trên tổng số 35 triệu đồng, số tiền còn lại sau khi giao sổ đỏ sẽ trả hết.
Tương tự, tháng 9/2021, Thắng và Tỵ nhận của một người dân khác ở xã Nam Nung số tiền 15 triệu đồng để giúp làm sổ đỏ, số tiền còn lại (50 triệu đồng) sau khi giao sổ đỏ sẽ trả hết.
Sau khi nhận tiền của hai nạn nhân, Thắng đã liên hệ với 1 đối tượng trên mạng xã hội (chưa rõ nhân thân, lai lịch) để làm 3 sổ đỏ (ông Dũng 2 sổ và bà Lệ 1 sổ) với giá 12 triệu đồng/1 sổ đỏ. Đến đầu tháng 1/2022, sau khi nhận được sổ đỏ, Thắng đi giao cho ông Dũng và bà Lệ rồi lấy số tiền còn lại.
Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.