Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 6 năm 2018 | 12:10

Tan nát gia đình vì kiểu “đòi nợ” của VP Bank

Được mời đến trải nghiệm sản phẩm Deaura, khi về nhà tá hỏa với “cục nợ” 43 triệu đồng. Nhưng khi nhận được thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ từ VP Bank, chị Tạ Thị P. mới “giật mình” bởi số tiền phải trả lên đến 200 triệu đồng.

“Ngậm đắng nuốt cay”... trả tiền
 
Theo chị Tạ Thị P. (ở Quốc Oai – Hà Nội), thông qua một người bạn, chị được một trung tâm chăm sóc da của hãng mỹ phẩm Deaura trên địa bàn TP. Hà Nội mời đến trải nghiệm sản phẩm. Nghe các nhân viên chăm sóc khách hàng tại trung tâm này, ngay ngày đầu khi ra về, chị P. đã “giật mình” khi biết mình “bị” ký vào một hợp đồng để vay gói tín dụng mua tiêu dùng của VP Bank (Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng).
20180523_102005.jpg
Tổng số tiền của sản phẩm mà chị P. phải trả.
 
Chị P. cho biết, khi chị đang còn ngập ngừng có nên hay không mua bộ sản phẩm mỹ phẩm Deaura với giá giảm “cực sốc 50%” chỉ còn 43 triệu đồng, nhân viên của trung tâm đã hứa hẹn nhiều điều nếu như khách hàng dùng sản phẩm bị dị ứng sẽ được hoàn trả, sản phẩm này được sự hỗ trợ của ngân hàng nên chị không phải lo trả tiền, hàng tháng chị chỉ phải trả 2.389.000 đồng thôi...
 
Với những lời tư vấn “liến thoắng” của nhân viên trung tâm, chị đã ký vào một tập giấy với chữ in rất nhỏ, theo nhân viên chăm sóc khách hàng của trung tâm này thì đó là một tập thu thập về thông tin của khách hàng chứ không có gì cả.
 
Chỉ đến khi về nhà, chị mới tá hỏa biết mình đã trở thành con nợ của VP Bank khi cầm sản phẩm Deara, mà theo lời tư vấn của nhân viên tại đây là sản phẩm được tặng.
 
Đành chấp nhận sự việc, chị P. đem sản phẩm ra sử dụng theo như hướng dẫn của nhân viên chăm sóc khách hàng, tuy nhiên, công dụng của sản phẩm không như những lời giới thiệu của nhân viên trung tâm.
 
Biết “ăn phải quả đắng”, hàng tháng chị vẫn dành số tiền ít ỏi để cho đủ 2.389.000 đồng nộp trả ngân hàng. Lần nào nộp thiếu thì nhân viên của đơn vị đòi nợ có những lời lẽ rất vô văn hóa và bắt chị phải trả ngay. Vì sợ chuyện mua sản phẩm không ra gì với số tiền đắt đỏ như vậy, chị đã giấu chống và gia đình âm thầm trả nợ.
 
Việc này cũng không giấu được lâu khi gia đình chị nhận được thông báo đòi nợ của ngân hàng. Cho rằng chị chi tiêu phung phí, không chăm lo đến gia đình nên vợ chồng chị xảy ra mâu thuẫn.
 
 
Mua sản phẩm 43 triệu đồng, bị đòi 200 triệu đồng?
 
Chị P. cho biết, ngày 10/1/2018, chị phát hoảng khi nhận được thông báo của  VP Bank yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
 
Theo nội dung thông báo, chị P. đã vay của VP Bank 200 triệu đồng, nghĩa vụ trả nợ kể từ ngày 5/12/2017 tạm tính đến ngày 10/1/2018, khoản vay đang quá hạn 3 kỳ phát sinh với tổng số tiền là 11.866.384 đồng.
 
Thông báo còn nêu rất rõ nếu chị P. không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, VP Bank sẽ tiến hành thu hồi toàn bộ khoản nợ và gửi công văn đến cơ quan, địa phương để xem xét và tiến hành khởi kiện.
 
vp-bank.jpg
VP Bank đòi chị P. lên đến 200 triệu đồng.
Chị P. bức xúc chia sẻ, tôi được nhân viên của trung tâm chăm sóc mời đến để trải nghiệm sản phẩm Deaura, khi đưa cho tôi tập giấy để ký thì bảo là thông tin cá nhân, sản phẩm đưa cho tôi mang về thì nói là tặng, khi về tôi mới biết là mình đã vay của ngân hàng 43 triệu đồng để mua sản phẩm Deaura.
 
"Tôi làm gì có hợp đồng với ngân hàng vay tiền, nếu có thì tôi chỉ có 43 triệu đồng nếu cộng cả hơn 11 triệu phát sinh thì chỉ có 54 triệu thôi, tại sao lại lên đến 200 triệu đồng. VP Bank làm thế này thì không khác gì xã hội đen cho vay", chị P. nói.
 
Để làm rõ thông tin chị P. phản ánh, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã đến văn phòng của VP Bank tại tầng 10, tòa nhà Việt Hải ở số 78 phố Dịch Vọng Hậu để nắm bắt thông tin, tuy nhiên, phụ trách bộ phận thu nợ tại đây cho biết, phóng viên muốn có thông tin đề nghị lên Hội sở chính để làm việc.
 
Chúng tôi gọi điện cho một cán bộ thuộc Phòng truyền thông của VP Bank tên Hương, được cán bộ này cho biết: Trường hợp này do nhân viên tính nhầm. Các anh muốn đến làm việc với ngân hàng, đề nghị gửi văn bản nêu rõ nội dung làm việc để chúng tôi trả lời bằng văn bản.
 
Báo Kinh tế nông thôn đã từng cử phóng viên đến đặt lịch làm việc với VP Bank và có  loạt bài viết ngay từ những ngày đầu khách hàng tố cáo Deaura có chiêu trò ép khách hàng khi đến trải nghiệm chăm sóc da, tuy nhiên, những thông tin được ngân hàng cung cấp đều né tránh việc VP Bank ký kết với Hãng mỹ phẩm Deaura  và việc đòi nợ đều do Công ty Tài chính FE CREDIT thực hiện.
 
VP Bank có trực tiếp ký hợp đồng với khách hàng? Nội dung cho vay là gì? Việc khách hàng “bắt phải vay” 43 triệu đồng mà đòi lên đến 200 triệu đồng có phải do nhầm lẫn? Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu, xác minh và làm rõ để cung cấp thông tin đến bạn đọc
 
 
  
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top