Tân Trào (Sơn Dương - Tuyên Quang) là nơi ghi dấu sâu đậm hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và những sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng của dân tộc. Bác đã đi xa, nhưng nơi đây vẫn in đậm bóng hình của Người.
Tự hào với truyền thống quê hương cách mạng, ghi nhớ những lời dạy của Bác, những năm qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân Tân Trào đã nỗ lực, đoàn kết xây dựng quê hương, học và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Phát huy truyền thống cách mạng
Tháng 5/1945, Bác Hồ rời Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào. Ngày 21/5/1945, Bác về đến Tân Trào. Tại đây, đầu tháng 6/1945, Bác đã chỉ đạo thành lập Khu Giải phóng (khu căn cứ địa cách mạng gồm 6 tỉnh: Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn - Thái Nguyên - Tuyên Quang - Hà Giang). Tân Trào được chọn làm Thủ đô Khu Giải phóng và sau đó là Thủ đô lâm thời của nước Việt Nam mới.
Tại Tân Trào, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã có những quyết định quan trọng, lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước: Từ 13 đến 15/8/1945, Bác Hồ chủ trì Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng quyết định chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Từ 16 đến 17/8/1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào được tổ chức. Quốc dân Đại hội Tân Trào có ý nghĩa là một Quốc hội lâm thời, là tiền thân của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (nay là Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam); 10 chính sách lớn của Việt minh được coi như Hiến pháp lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) ra đời ở đây...
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tân Trào luôn đoàn kết xây dựng quê hương, đưa Tân Trào trở thành xã đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2014). Không còn tư duy trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, người dân trong xã đã năng động, nỗ lực vươn lên mỗi ngày để xây dựng cuộc sống no ấm. Trong đó, đảng viên luôn là người tiên phong.
Chị Đỗ Thị Hậu, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Thia là người tiên phong trong thôn trồng cây dưa chuột trên đất lúa hai vụ. Hiện, gia đình chị có 3 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) dưa chuột, trung bình mỗi sào cho thu hoạch 4 - 5 tạ quả/vụ, mỗi năm thu về gần 15 triệu đồng. Từ hiệu quả của mô hình, chị Hậu đã vận động nhiều hộ dân trong thôn cùng trồng, đến nay, toàn thôn Thia đã có gần 7ha dưa.
Tiên phong trong phát triển kinh tế trên địa bàn thôn Vĩnh Tân, chị Nguyễn Thị Đào tâm sự: Nhận thấy tiềm năng lớn về phát triển thương hiệu chè, tháng 9/2021, tôi thành lập HTX Dịch vụ tổng hợp Tân An, vận động các hộ dân trong thôn cùng tham gia. HTX hiện có 7 thành viên tham gia với vùng nguyên liệu 7ha. Mỗi năm, HTX cung cấp ra thị trường trên 7 tấn chè khô các loại.
Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, HTX đang xây dựng thương hiệu Trà sen thành sản phẩm OCOP 4 sao. Xây dựng được thương hiệu, sản phẩm của HTX sẽ có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ bán ở thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Từ đó, giúp quảng bá hình ảnh Tân Trào nói riêng và Tuyên Quang nói chung đến bạn bè trong và ngoài nước.
Những việc làm cụ thể
Với sự nỗ lực, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế của người dân, hiện nay, Tân Trào bước đầu hình thành nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao. Điển hình như mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Đinh Văn Minh, thôn Bòng. Từ 2ha đồi trồng cây màu ngắn ngày, ông Minh mạnh dạn chuyển sang trồng cây ăn quả. Hiện, gia đình ông có 50 cây na, 100 cây mít, 200 cây thanh long đang cho thu hoạch, thu nhập đạt trên 200 triệu đồng/năm. Ông Minh chia sẻ, sinh ra trên mảnh đất lịch sử, học và làm theo lời Bác, người nông dân như tôi luôn tâm niệm và quyết tâm phải tự thân vận động, làm giàu bằng chính sức của mình.
Ông Hà Hữu Tiệp, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trào, cho biết, ngoài các mô hình như cây ăn quả, chè, dưa chuột, Tân Trào bước đầu còn hình thành một số mô hình trồng măng tây. Những mô hình này đang được xã khuyến khích nhân rộng. Ngoài ra, tại Làng Văn hóa Tân Lập, hầu hết các hộ có nhà sàn truyền thống đều đăng ký làm dịch vụ du lịch cộng đồng, chỉnh trang lại khuôn viên, đầu tư xây dựng cổng vào, nhà vệ sinh... để phục vụ du khách.
Bên cạnh việc vận động người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xã còn thường xuyên phối hợp với các đơn vị tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động; thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch; quảng bá thương hiệu sản phẩm chủ lực… Nhờ đó, đời sống người dân trong xã ngày càng được nâng lên: Tỷ lệ hộ nghèo giảm, chỉ còn gần 2%; thu nhập bình quân đạt 42 triệu đồng/người/năm; 98% số hộ dân đạt Gia đình văn hóa...
Ông Tiệp cho biết thêm, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong đó, tiếp tục thực hiện đổi mới tác phong làm việc của cán bộ, công chức xã theo hướng nhanh nhẹn, xông xáo, sâu sát cơ sở. Đồng thời, tiếp tục vận động nhân dân thực hiện nâng cao các tiêu chí về nông thôn mới, trong đó, tập trung nhiều hơn vào các tiêu chí như: thu nhập, môi trường và an ninh trật tự; vận động nhân dân chỉnh trang khuôn viên nhà ở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đẹp để phát triển du lịch trên địa bàn...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.