Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 5 năm 2019 | 19:50

Tăng mức xử phạt đối với tài xế lái xe có sử dụng rượu bia

Chiều nay (4/5), Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì phiên họp.

_bac2408.jpg

Tại phiên họp, nhiều thông tin về những vấn đề nóng dư luận xã hội quan tâm đã được giải đáp, nhất là tình hình giá điện tăng.

Tăng mức xử phạt đối với tài xế lái xe có sử dụng rượu bia

Trả lời về việc vừa qua ghi nhận nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc do tài xế có sử dụng rượu bia, khiến dư luận bức xúc. Nhiều chuyên gia và luật sư đã đề xuất xử lý các tài xế sử dụng rượu bia theo khung tội giết người. Đã nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức xử phạt này, thậm chí cả người cùng ngồi trên xe và người bán rượu bia cho tài xế gây tai nạn cũng bị xử phạt. Quan điểm của Chính phủ và Bộ Công an về vấn đề này như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cho biết: Hiện, chúng ta đang có Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. Vừa rồi, có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải xem xét và sửa đổi lại Nghị định 46 theo hướng tăng mức xử phạt. Hiện nay, Bộ đang thực hiện nhiệm vụ này và sẽ trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 46 này trong tháng 6/2019.

Sẽ kiểm tra việc tăng giá điện

Với câu hỏi: Chính phủ có yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra việc tăng giá điện, tuy nhiên cơ quan này chính là đơn vị đưa ra quyết định tăng giá điện. Liệu đây có phải là tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi hay không? Ngoài Thanh tra Chính phủ và Bộ Tài chính thì có cần sự can thiệp của một cơ quan tư vấn độc lập về vấn đề này không? Ngoài ra, việc tăng giá điện và tăng giá xăng dầu trong thời gian qua thì chúng ta có cần tính toán lại tình trạng lạm phát hay không? Và nếu giá dầu tiếp tục tăng cao trong thời gian tới thì sẽ phải ứng phó như thế nào?

 

dothang-hai.jpg

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, trước khi có quyết định tăng giá, Bộ này đã gửi báo cáo đánh giá tác động lên Chính phủ. Báo cáo đã nêu tăng giá ảnh hưởng như thế nào đến các mặt hàng khác, CPI, GDP…

“Xét đề xuất của EVN, Bộ Công Thương phối hợp các bộ ngành liên quan trình Chính phủ phương án tăng giá điện. Sau khi Thủ tướng có ý kiến phê duyệt, Bộ Công Thương mới ban hành quyết định tăng giá”, ông Hải nói.

Vị này cũng cho biết hiện tại Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban điều hành giá của Chính phủ, đã yêu cầu đánh giá thêm tác động gián tiếp của tăng giá điện. Ông Hải nhắc lại ý kiến của Tổng cục Thống kê vẫn khẳng định việc tăng giá điện vẫn đảm bảo kiểm soát CPI trong tháng 4, đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm mà Chính phủ trình Quốc hội.

Nói về việc nhiều khách hàng bức xúc, ông Đỗ Thắng Hải cho biết đã yêu cầu EVN tiếp nhận xử lý giải đáp đầy đủ các khiếu nại thắc mắc, trong trường hợp do lỗi ngành điện thì phải xin lỗi và khắc phục.

“EVN cần đẩy mạnh tuyên truyền về việc điều chỉnh giá điện, mục đích ý nghĩa của việc tính giá điện bậc thang. Yêu cầu EVN làm tốt dịch vụ khách hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng”, ông Hải nói.

Bộ Công an xử lý nghiêm nếu có cán bộ trong ngành “mua điểm” cho con

Thứ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Bùi Văn Nam đã trả lời câu hỏi về bê bối liên quan đến gian lận thi cử làm rúng động dư luận cả nước vừa qua. Thượng tướng Bùi Văn Nam khẳng định, Bộ Công an và công an các địa phương đã khởi tố 3 vụ án liên quan đến gian lận thi cử tại Sơn La, Hòa Bình và Hà Giang. Cơ quan công an cũng đã khởi tố 16 bị can và xác định 222 học sinh được nâng điểm.

Bộ Công an đã chuyển kết quả điều tra tới Bộ Giáo dục - Đào tạo, đồng thời phối hợp với các trường Đại học và các địa phương để xử lý theo đúng quy định của pháp luật và quy định của ngành giáo dục.

Trước thông tin, có nhiều trường hợp phụ huynh liên quan đến bê bối “mua điểm” làm trong ngành công an, Thứ trưởng Bùi Văn Nam khẳng định, Bộ đang tiếp tục điều tra vi phạm của các cá nhân và nếu có kết quả sẽ báo cáo công khai với dư luận.

“Về sai phạm của các cán bộ công an trong vụ bê bối này, bất cứ cán bộ công an nào có sai phạm pháp luật, nếu xác định đủ chứng cứ sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật cũng như quy định của ngành”, Thượng tướng Bùi Văn Nam nói.

Một số dự án có khách hàng không đúng đối tượng được mua

Trả lời câu hỏi: Làm sao để hạn chế bán chênh nhà ở xã hội?

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết tiêu chuẩn và quy trình nhà nhà ở xã hội đã quy định rất rõ trong pháp luật. Theo đó, chủ đầu tư nắm rõ các chính sách ưu đãi, đối tượng đã có quy định tiêu chuẩn. Khi người mua nhà nộp hồ sơ, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, báo cáo cơ quan thẩm quyền thẩm định có hợp lệ hay không.

Tuy nhiên, ông Hùng thừa nhận một số dự án có khách hàng không đúng đối tượng được mua. Có hiện tượng bán lại nhà ở xã hội để kinh doanh.

“Chúng tôi đã giao Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản làm việc địa phương yêu cầu chấn chỉnh và làm đúng quy định. Về lâu dài cần mở rộng đối tượng được mua và phạm vi quỹ được mua nhà ở xã hội”, ông Hùng nói.

Phải kiểm soát chặt chẽ một số DN được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời câu hỏi về việc một số doanh nghiệp sản xuất gỗ và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó xuất sang nước khác để trốn thuế.

Thực tế một số doanh nghiệp Việt Nam phối hợp doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu một số sản phẩm, trong đó có nhôm, gỗ. Nếu nhập khẩu chính ngạch, đúng quy định thì được phép, nhưng nhập lậu bất hợp pháp thì hiện nay, lực lượng chức năng như Ban chỉ đạo 389 quốc gia đã có kế hoạch hiện ráo riết giải quyết tình trạng này.

Theo Thứ trưởng Hải, việc hàng hóa đã vào Việt Nam nhưng “đội lốt” hoặc giả xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang nước thứ ba nhằm trốn thuế đã được đặt ra trước đây. Đó là hệ quả khi chúng ta ký kết các hiệp định thương mại tự do. Trách nhiệm trong việc này, theo ông Hải là trách nhiệm phối hợp của rất nhiều đơn vị.

Ông lưu ý đây là việc phải kiểm soát chặt chẽ vì có thể một số DN được hưởng lợi từ việc này nhưng có thể bị phát hiện sẽ làm ảnh hưởng đến toàn thể cộng đông doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng. “Chúng tôi đang phối hợp để giảm thiểu tình trạng này”, ông Hải nói.

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

  • Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Bài viết này tập trung vào chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nền kinh tế thị trường; vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với hệ thống QTDND trong thời gian qua, những đóng góp tích cực và những mặt còn hạn chế.

Top