Một căn biệt thự “tọa lạc” trên diện tích rộng cả ngàn m2, được cho là xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đã khiến người dân xã Lại Thượng (Thạch Thất, Hà Nội) nhiều năm nay bức xúc.
Theo Báo Thương hiệu và Công luận, người dân xã Lại Thượng (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bày tỏ bức xúc về việc nhiều năm trở lại đây lãnh đạo UBND xã có biểu hiện buông lỏng quản lý trong trật tự xây dựng khiến không ít công trình xây dựng, biệt thự “khủng” trên đất nông nghiệp ngang nhiên tồn tại mà không bị xử lý.
Căn biệt thự được cho là xây dựng không phép trên đất nông nghiệp. Ảnh: THCL |
Điển hình là căn biệt thự nằm trên phần diện tích đất của hộ gia đình bà Cấn Thị Hiến, có sân chơi rộng 400m2, các thảm cỏ, hàng trăm cây cảnh giá trị... bao quanh là bức tường bao cao khoảng 2m. Nhưng không hiểu tại sao cơ quan chức năng sở tại không xử lý, dù cho căn biệt thự này được xây dựng trên diện tích đất mà theo người dân trong thôn cho là chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Người dân địa phương cho biết, căn biệt thự trên được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp. Ở đó, chỉ một phần đất bám theo mặt đường nằm trong kế hoạch dãn dân là được chuyển đổi thành đất thổ cư, được chủ ngôi biệt thự này thỏa thuận mua lại đất ruộng của các hộ dân có phần diện tích đất ở gần đó.
“Chúng tôi ở đây đã lâu nên biết chắc đây là đất nông nghiệp, không hiểu sao chủ đất lại có thể xây dựng được biệt thự lớn như vậy. Liệu có sự khuất tất, hay bao che của địa phương trong chuyện này không”, một người dân đặt nghi vấn.
Tìm hiểu được biết, phần diện tích đất hộ gia đình bà Cấn Thị Hiến được giao trái thẩm quyền từ những năm 2004. Trong biên bản giao đất cho hộ gia đình bà Cấn Thị Hiến, diện tích chỉ có 240 m2, còn thực tế ghi nhận của PV thì căn biệt thự này và các công trình phụ trợ có tổng diện tích lên tới cả ngàn m2.
Tại sao công trình lại có thể “sừng sững” mọc lên trên đất nông nghiệp suốt một thời gian dài? Đề nghị UBND TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý.
Hải Phòng: Một số đối tượng ngang nhiên san lấp đất nông nghiệp trái phép?
Vừa qua, bạn đọc phản ánh về việc tại khu vực tổ dân phố (TDP) số 4 và TDP số 6 phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng về việc có một số đối tượng đã tự quây tôn dựng khung sắt, san lấp đất trái phép.
Mục sở thị, diện tích đất nông nghiệp theo như người dân phản ánh lên đến hàng nghìn mét vuông đã được quây tôn kín và dụng nhà khung sắt bên trong (03 nhà khung sắt chưa lợp mái) và san lấp. Các vị trí đất nông nghiệp này nằm xen kẹt trong khu dân cư và đã có hệ thống hạ tầng chờ sẵn. Theo như thông tin phản ánh thì nhóm đối đối tượng này đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép với tổng diện tích đất nông nghiệp lên đến hàng nghìn mét vuông.
Tại vị trí đất nông nghiệp thuộc TDP số 4 và số 6 phường Đằng Hải được quây tôn là 03 nhà khung sắt chưa lợp mái và đổ đất san lấp phía trong nhà khung sắt. Đằng Hải vốn nổi tiếng với nghề trồng hoa tuy nhiên những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa cao diện tích đất trồng hoa ngày càng thu hẹp.
Nhằm bảo tồn nghề trồng hoa của làng hoa Đằng Hải và nghiêm minh trong việc xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng, đề nghị UBND quận Hải An cần nghiêm minh, kiên quyết đối với các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, làm biến dạng đất nông nghiệp khi chưa có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Vụ lãnh đạo xã bán hơn 1000 m2 đất công ở huyện Phú Xuyên – Nhiều điểm bất thường khi xử lý
Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý thu hồi hơn 1000 m2 đất công do tập thể nguyên lãnh đạo xã Văn Nhân bán trái phép vốn thuộc về UBND huyện Phú Xuyên. Thế nhưng lãnh đạo huyện này lại đẩy trách nhiệm cho xã giải quyết khiến vụ việc dậm chân tại chỗ suốt gần 2 năm qua.
Theo Báo TN&MT đưa tin vụ việc liên quan đến Lãnh đạo xã “hô biến” hơn 1000 m2 đất công thành đất ở: Bao giờ xử lý trách nhiệm? Nội dung bài viết phản ánh thông tin tập thể Đảng ủy, lãnh đạo UBND xã Văn Nhân cùng các cá nhân liên quan ở thời điểm năm 2008 đã thiết lập khống hồ sơ để “hô biến” 1129 m2 đất công thành đất ở cho 6 hộ dân.
Cụ thể, thời điểm năm 2008, tập thể Đảng ủy, lãnh đạo UBND xã Văn Nhân đã thiết lập hồ sơ xử lý lấn chiếm đất đai của 6 hộ dân (mặc dù 6 hộ dân này không trực tiếp sử dụng đất, không có nhà ở hay công trình xây dựng nào) trên phần đất công do xã quản lý. Lấy cớ là những vi phạm này đã diễn ra từ lâu nên lãnh đạo UBND xã Văn Nhân đã làm hồ sơ đề nghị huyện Phú Xuyên cấp sổ đỏ cho 6 hộ dân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành. Không chỉ vậy, việc UBND xã Văn Nhân thiết lập hồ sơ vi phạm của 6 hộ dân cũng không đảm bảo tính khách quan, minh bạch (sai phạm diễn ra ở thôn Nhân Vực nhưng thôn Chanh Thôn lại đứng ra thiết lập hồ sơ vi phạm). Việc tính giá thu tiền sử dụng đất để công nhận quyền sử dụng đất cho 6 hộ dân trên cũng sai so với quy định.
Tại Kết luận nội dung tố cáo ban hành ngày 12/7/2017, ông Nguyễn Thế Công, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã yêu cầu thu hồi 1129 m2 đất tại vị trí tiếp giáp khu vực H10 mà UBND huyện Phú Xuyên đã giao và công nhận quyền sử dụng đất cho 6 hộ, đồng thời thoái trả số tiền sử dụng đất đã thu của các hộ trên. Tuy nhiên gần 2 năm đã trôi qua, việc thực hiện Kết luận nội dung tố cáo vẫn dậm chân tại chỗ.
Ngoài ra, báo TN&MT cũng đăng tải nội dung trao đổi cụ thể về vấn đề này với ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Trưởng phòng TN&MT huyện Phú Xuyên: “Hiện nay, Phòng TN&MT đang hướng dẫn UBND xã Văn Nhân thoái trả số tiền sử dụng đất đã thu của 6 hộ dân nói trên đồng thời hướng dẫn người dân bàn giao lại mặt bằng để UBND xã quản lý theo quy định. Sở dĩ việc thu hồi hơn 1000 m2 đất diễn ra chậm là bởi ngân sách của xã hiện nay không có để thoái trả. Khi nào xã bố trí được ngân sách và xử lý xong công đoạn này thì chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn xã thực hiện các bước tiếp theo”.
Bên cạnh đó, ông Trần Văn Triều, người đứng đơn tố cáo vụ việc sai phạm đất đai này cho hay: “Hiện nay nhân dân thôn Nhân Vực hết sức không đồng tình với cách đùn đẩy trách nhiệm của lãnh đạo huyện Phú Xuyên. Họ cứ khăng khăng yêu cầu xã thoái trả số tiền sử dụng đất đã thu của 6 hộ dân được cấp sổ đỏ sai quy định trong khi trước đó, xã có thu đồng nào của 6 hộ trên đâu? Huyện Phú Xuyên là đơn vị cấp sổ đỏ, thu tiền sử dụng đất cũng như các khoản lệ phí phát sinh. Đâu có chuyện anh thu tiền của người ta rồi, giờ lại bắt người khác trả thay như thế? Chúng tôi cho rằng, lãnh đạo huyện Phú Xuyên cố tình đùn đẩy trách nhiệm để làm chìm xuồng vụ việc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục có đơn thư yêu cầu các cấp của thành phố Hà Nội vào cuộc làm rõ sự việc này”.
Trong khi đó, đề cập về phương hướng xử lý, thu hồi diện tích đất mà UBND huyện Phú Xuyên cấp sai cho 6 hộ dân cũng như xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Phó chủ tịch UBND xã Văn Nhân cho biết: “Việc thu hồi các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của 6 hộ dân trên thuộc thẩm quyền của UBND huyện. Chúng tôi sẽ chấp hành theo chỉ đạo của huyện và thực hiện theo đúng thẩm quyền, chức trách của mình”.
Như vậy có thể thấy rằng, thẩm quyền thu hồi phần diện tích đất được cấp sổ đỏ sai quy định nói trên hoàn toàn thuộc về UBND huyện Phú Xuyên. Thế nhưng huyện này lại đẩy trách nhiệm xuống cho xã bằng đoạn văn bản rất oái oăm trong Kết luận nội dung tố cáo là: “Giao cho UBND xã Văn Nhân chịu trách nhiệm giải quyết các tồn tại liên quan”. Trách nhiệm xử lý vi phạm của huyện Phú Xuyên không hề được nhắc tới mặc dù họ mới là nhân vật chính.
Trước nghịch lý nêu trên, liệu có hay không việc UBND huyện Phú Xuyên cố tình kéo dài vụ việc để đưa mọi chuyện “chìm vào quên lãng”? đề nghị các cơ quan hữu quan của thành phố Hà Nội vào cuộc, kiểm tra và phản hồi cho công luận được rõ.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.