Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 3 năm 2016 | 1:39

4.000 tỷ đồng cho vay đóng mới, nâng cấp theo Nghị định 67

Đến nay, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 385 tàu, trong đó gần 50% là tàu vỏ thép, công suất lớn với tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng.

Ngày 07/3, tại Quảng Ngãi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Đảng ủy Khối danh nghiệp Trung ương và UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội nghị sơ kết hơn 01 năm triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thống đốc NHNN; trên 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo của 28 tỉnh, thành phố ven biển, đại diện các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại, các hiệp hội, danh nghiệp và bà con ngư dân.

Theo báo cáo của  NHNN Việt Nam, đến nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tiếp cận 1.304 trong tổng số 1.361 chủ tàu được các địa phương phê duyệt để hướng dẫn hồ sơ, thủ tục vay vốn, trong đó các NHTM đã nhận được 605 bộ hồ sơ đề nghị vay vốn của chủ tàu tại 27 tỉnh, thành phố. Đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp 385 tàu (đóng mới 365 tàu, nâng cấp 20 tàu), trong đó gần 50% là tàu vỏ thép, công suất lớn với tổng số tiền gần 3.900 tỷ đồng. Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng từ 60% - 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu; tài sản bảo đảm là chính con tàu. Giải ngân và dư nợ đến thời điểm báo cáo đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, hiện có 27/28 tỉnh, thành phố ven biển phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện đóng mới tàu cá với 1.084 tàu đóng mới và 213 tàu nâng cấp, trong đó đóng mới tàu vỏ thép 473 tàu, vỏ vật liệu mới 58 tàu, vỏ gỗ 553 tàu; tàu từ 400CV đến dưới 800CV là 400 chiếc, từ 800CV đến dưới 1.000CV là 583 chiếc, 1.000CV trở lên là 101 chiếc. Tính đến 29/02/2016, có 84 tàu cá đóng mới và 12 tàu nâng cấp được hạ thủy đi vào hoạt động tại các tỉnh. Về hỗ trợ bảo hiểm, năm 2015 đã có 26/28 tỉnh, thành phố đã thực hiện bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên với tổng số tàu trên 90CV được bảo hiểm là 10.438 chiếc; số lao động được bảo hiểm là 101.540 người; tổng giá trị được bảo hiểm là 24.960 tỷ đồng. Năm 2016, đến ngày 31/01, cả nước đã thực hiện bảo hiểm (thân tàu, ngư lưới cụ) cho 543 chiếc tàu công suất từ 90CV trở lên, số thuyền viên được bảo hiểm là 5.573 lao động. Tổng giá trị được bảo hiểm 1.443.220 triệu đồng; phí bảo hiểm là 15.120 triệu đồng, trong đó phần NSNN hỗ trợ 13.242 triệu đồng.

Sau hơn 01 năm triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đã được sự đồng thuận của toàn xã hội và phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Việc thực hiện Nghị định 67 nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Nghị định 67 đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của ngành ngân hàng trong việc triển khai chính sách tín dụng theo Nghị định 67. Nghị định 67 tạo động lực phát triển thủy sản theo hướng hiện đại, đột phá trong việc tổ chức lại khai thác hải sản xa bờ, góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành thủy sản, nâng cao đời sống ngư dân và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Các ý kiến tham luận tại Hội nghị nêu ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình triển khai chính sách như: Thuế giá trị gia tăng trong đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác xa bờ; việc phê duyệt danh sách chủ tàu đủ điều kiện nhưng chưa có nhu cầu đóng tàu, chưa quyết tâm tham gia làm chậm quá trình triển khai; vấn đề bảo hiểm, mô hình sản xuất chuỗi tiêu thụ, đảm bảo hiệu quả sản xuất của ngư dân…

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thống đốc NHNN Việt Nam chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, phối hợp rà soát, tháo gỡ các khó khăn của ngư dân trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong Nghị định 67. Ông Bình cũng cho biết, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67 và các bộ, ngành cũng đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn tháo gỡ cơ bản những vướng mắc của người dân, nhưng vẫn phải tiếp tục rà soát, lắng nghe phản ánh của ngư dân để kịp thời có biện pháp tháp gỡ. Trong tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, ngư dân tham gia khai thác hải sản ở các vùng biển xa phải đoàn kết, liên kết để vừa khai thác vừa hỗ trợ lẫn nhau để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các địa phương nghiên cứu và tổng kết các mô hình Tổ đội khai thác mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người dân.

Tại hội nghị, 14 hợp đồng tín dụng nữa được ký kết giữa các ngân hàng thương mại và ngư dân để đóng mới thêm 14 con tàu công suất lớn, hiện đại với số tiền các ngân hàng cam kết cho vay đợt này là trên 190 tỷ đồng.

Ký kết giữa các NHTM và ngư dân để đóng mới thêm tàu công suất lớn, hiện đại.

Dịp này, Thống đốc NHNN đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định 67.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định 67.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định 67.

Tàu vỏ sắt công suất lớn, hiện đại của ngư dân Quảng Ngãi được đóng mới từ nguồn vốn theo Nghị định 67.

Tàu vỏ sắt công suất lớn, hiện đại của ngư dân Quảng Ngãi được đóng mới từ nguồn vốn theo Nghị định 67.

 

                                                                                                      Hải Yến

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top