Gần đây, trên địa bàn xã Hạ Bằng (Thạch Thất - Hà Nội) xuất hiện nhiều công trình nhà ở kiên cố ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp. Thế nhưng, UBND xã Hạ Bằng và các cơ quan chuyên trách huyện Thạch Thất dường như “nhắm mắt cho qua”.
Công trình đang được xây dựng trên đất nông nghiệp (Theo Trần Sơn/Baophapluat.vn)
Hoàng Động (Thủy Nguyên – Hải Phòng): Đất nông nghiệp bị “phá nát” vì hàng loạt công trình trái phép
Người dân xã Hoàng Động (huyện Thủy Nguyên) phản ánh tới báo chí về tình trạng bùng phát nhiều công trình nhà ở xây dựng trên đất nông nghiệp, song chính quyền chưa có biện pháp xử lý dứt điểm.
Cụ thể, vi phạm nổi bật nhất phải kể đến một loạt công trình xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp tại thôn 3, xã Hoàng Động của ông Bùi Hồng Chinh và ông Lê Quang Huy.
Trên diện tích đất nông nghiệp hơn 1 ha mua lại của người dân, ông Chinh và ông Huy đã xây dựng bể bơi, sân bóng, 2 dãy nhà điều hành, khu công trình phụ và đổ bê tông đường vào khuôn viên…
Tiếp đến, công trình nhà 3 tầng xây dựng kiên cố trên khu đất nông nghiệp phục vụ xây dựng nhà máy nước mini của ông Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Đình Toàn.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Duy Hoàng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hoàng Động cho biết, công trình này xây dựng từ năm 2015, xã có lập biên bản xử phạt nhưng đến năm 2016 vẫn hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Nghiêm trọng nhất là những hộ hiện đang xây dựng nhà ở, có hộ đang hoàn thiện nhà ở cao tầng, xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp.
Cụ thể, các hộ gồm: bà Bùi Thị Bích Nguyệt, bà Nguyễn Thị Thanh (trú tại thôn 4, xã Hoàng Động); ông Nguyễn Hữu Thuận (thôn Hoàng Pha)…xây dựng vào khoảng giữa năm 2019.Chủ tịch xã Hoàng Động cũng thừa nhận các hộ này đang xây dựng, chính quyền xã có lập biên bản xử phạt.
Tuy nhiên thay vì yêu cầu tháo dỡ, trả lại nguyên trạng thì xã lại làm thủ tục trình cấp trên “hợp thức hóa” những vi phạm này.
Bên cạnh đó, hộ bà Nguyễn Thị Quyên (ở thôn 6 Hoàng Pha) cũng xây nhà trên đất nông nghiệp từ năm 2018, xây dựng ngay dưới hành lang lưới điện.
Hộ ông Nguyễn Tuấn Anh nhận chuyển nhượng của 2 hộ dân, tự ý san lấp mặt bằng để xây dựng nhà kiên cố kinh doanh vật liệu xây dựng trên diện tích hơn 2.000 m2, vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều.
Hộ ông Nguyễn Quốc Bảo (ở thôn 5) nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp sát chân đê sông Cấm, diện tích khoảng 1.500m2.
Ông Bảo đã tự ý xây dựng nhà ở kiên cố, quy mô hoành tráng vi phạm nghiêm trọng Luật đê điều, tồn tại từ năm 2015 đến nay.
Người dân không chỉ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp mà nhiều hộ còn mua bán đất nghĩa trang, tự ý san lấp để chôn cất trong khi chính quyền địa phương không hề hay biết.
Cụ thể, tại khu vực nghĩa trang Ông Sãi, có hàng chục trường hợp san lấp, quây tường lấn chiếm đất làm nơi chôn cất.
Có nhiều hộ ngang nhiên bán cho người khác địa phương để thu tiền, vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai.
Người dân nơi đây thắc mắc, để xây dựng được những căn nhà kiên cố như vậy, người dân có phải “làm luật” với chính quyền?
Liên quan đến nội dung nêu trên, ông Nguyễn Duy Hoàng, UBND xã Hoàng Động đã thừa nhận những vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp tại địa bàn như báo chí nêu, “xã đã lập các biên bản vi phạm hành chính, báo cáo Phòng Tài nguyên - Môi trường, UBND huyện Thủy Nguyên”.
Bên cạnh đó, ông Hoàng từ chối cung cấp những biên bản xử phạt, hẹn sẽ cung cấp vào dịp khác.
Đối với những vi phạm mới phát sinh trong năm 2019, ông Hoàng cho biết, đã có báo cáo gửi cấp trên và đang làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đối với những hộ vi phạm mới.
Trước sự việc trên, đề nghị UBND TP. Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm những công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp nói trên.
Đồng thời, làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể đã buông lỏng quản lý khi để xảy ra sai phạm.
Bình Phước: Dừng tách thửa đất nông nghiệp do “loạn” phân lô, bán nền
UBND tỉnh Bình Phước vừa ra Công văn số 2554 về việc tạm dừng hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp do việc phân lô, bán nền tại diễn biến phức tạp.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, việc tách thửa đất nông nghiệp diễn biến ngày càng phức tạp. Một số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh doanh nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp và tự mở đường, tự phân lô chia tách thửa đất để chuyển nhượng, xây dựng nhà ở không đảm bảo quy hoạch, không đúng quy định của pháp luật.
Bởi vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã yêu cầu các địa phương, Văn phòng Đăng ký đất đai tạm dừng tiếp nhận hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, những khu vực chưa là đô thị nhưng đã có quy hoạch phát triển đô thị, điểm quy hoạch dân cư nông thôn và các khu vực đã có quy hoạch là đất ở, kể từ ngày ban hành văn bản này đến khi quyết định quy định hạn mức đất và điều kiện tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước thay thế Quyết định số 39 năm 2008 và Quyết định số 31 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Phước có hiệu lực. Đối với các hồ sơ xin tách thửa đã tiếp nhận trước ngày ký công văn số 2554 thì tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành.
Thực tế, kể từ khi thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước được lên thành phố cuối năm 2018, không ít đối tượng đầu cơ đất lợi dụng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để từ đó tạo ra các khu dân cư tự phát, "băm nát" quy hoạch.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.