Quy hoạch đô thị không đồng bộ, cộng với các dự án, đặc biệt là dự án liên quan đến hệ thống thoát lũ bị chậm tiến độ…, làm ảnh hưởng đến dòng chảy, tiêu thoát nước và hậu quả là bài học nhãn tiền từ trận lũ lịch sử vừa qua ở Thái Nguyên.
Theo phản ánh của người dân, hệ thống kè đứng vô hình chung làm dòng chảy chậm lại. |
Theo tư liệu của phóng viên, ngày 29/11/2013, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch thoát nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, tại Quyết định số 2547/QĐ-UBND.
Tiếp đó, ngày 23/4/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 10/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động thoát nước tại các đô thị, khu tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Văn bản này cũng quy định rõ trách nhiệm của UBND TP. Thái Nguyên và Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên. Đơn cử "Đối với TP.Thái Nguyên: UBND thành phố phối hợp và chỉ đạo các đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước xây dựng tổ chức lập và trình phương án phí thoát nước theo đúng quy định để Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh và quyết định ban hành vào quý IV năm 2014"
Với Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên: "Chủ động triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung tại các đô thị phục vụ thoát nước và cho các chủ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: Điện, cấp nước, thông tin liên lạc..., đồng thời phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; các quy định về kỹ thuật; bảo đảm an toàn, mỹ quan".
Dự ánbê trễ, cũng làm ảnh hưởng đến dòng chảy. |
Với hồ tự nhiên, sông suối chảy qua đô thị do UBND TP. Thái Nguyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý theo phân cấp tại Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Thực tế, hàng năm, tỉnh Thái Nguyên đã dành một khoản kinh phí không nhỏ để thực hiện kiên cố hóa, duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước. Cùng với đó, dự án hoàn thiện hệ thống thoát nước thải kết hợp nước mặt do Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển hạ tầng đô thị Thái Nguyên làm chủ đầu tư cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đầu tư lớn, quy định - phân định trách nhiệm rõ ràng là vậy, nhưng vì sao TP. Thái Nguyên cứ mưa lớn là ngập?
Đại diện UBND TP. Thái Nguyên cho biết, theo báo cáo của các đơn vị chức năng, hiện tại tình trạng ngập lụt cơ bản đã được giải quyết. Về nguyên nhân, vị lãnh đạo này cho rằng, cần phải chờ kết luận chính thức từ cơ quan chuyên môn.
Cụ thể, trước đây, các khu như hồ Xương Rồng, cánh đồng rau Đồng Bẩm, cánh đồng rau Túc Duyên..., cùng nhiều ao, hồ nhỏ khác trở thành "rốn" chứa nước, giúp TP. Thái Nguyên "khô ráo" trước các đợt mưa, lũ.
Dòng chảy đã bị thu hẹp so với kè đê cũ. |
Tuy nhiên, hiện nay, các khu vực này trở thành các khu đô thị như Khu đô thị Xương Rồng (hồ Xương Rồng), Khu đô thị PICENZA (cánh đồng rau Đồng Bẩm), các khu dân cư, khu đô thị tại Túc Duyên (cánh đồng rau Túc Duyên)…
Chẳng hạn, Khu dân cư số 9 và số 10 phường Phan Đình Phùng (TP. Thái Nguyên), Khu dân cư số 3 phường Tân Lập (TP. Thái Nguyên) và hàng loạt mặt cống, mương, suối của các tổ chức, cá nhân lấn chiếm gây ảnh hưởng dòng chảy như: suối Mỏ Bạch, suối Xương Rồng, suối Làng Đanh, suối Đồng Danh, suối Loàng và hệ thống cống ngầm, cống hộp, rãnh dọc theo các tuyến đường và mương hở…
Điều đáng nói, chính quyền địa phương còn cho phép doanh nghiệp lập dự án trên các tuyến suối, mương này, đơn cử trường hợp Công ty cổ phần Xây dựng Kim Sơn được phê duyệt tại Khu dân cư số 4.
Tuy nhiên, sau trận ngập lụt lịch sử vừa xảy ra, nhiều người mới nghĩ tới Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên của Liên danh nhà đầu tư Tập đoàn Phúc Lộc và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8).
Dù là đề án cấp bách và đã thi công "làm mẫu" với khoảng 200 m kè bờ hữu sông Cầu và khoảng 3 km đường ven sông Cầu từ cuối năm 2016 bất chấp chưa đủ pháp lý, dự án này đến nay vẫn giậm chân tại chỗ.
Trao đổi với phóng viên, một người dân ở phường Túc Duyên, TP. Thái Nguyên cho biết: "Dự án này được khởi công rầm rộ, làm cả đường mẫu từ cuối năm 2016, nhưng đến nay không hiểu vì lý do gì, nhà đầu tư không triển khai tiếp, dự án dở dang gây mất cảnh quan đô thị, là nơi tụ tập của các tệ nạn xã hội như nghiện hút".
Còn theo quan sát của phóng viên, đoạn bờ kè "làm mẫu" của liên danh nhà đầu tư được triển khai kè đứng, nhiều đoạn triển khai dở dang, các cốt sắt để lâu ngày đã bắt đầu han rỉ.
Được biết, trước đó, góp ý về giải pháp kỹ thuật bờ kè tường đứng hay kè mái nghiêng cho đề án này, ông Tạ Quang Vinh, Phó cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, kè nghiêng theo dự án được duyệt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan đô thị, đa phần các nước trên thế giới làm kè mái nghiêng, hạn chế làm kè đứng.
“Lý do nhà đầu tư đề nghị điều chỉnh sang phương án kè đứng toàn tuyến chưa thuyết phục. Nhà đầu tư chưa tính toán cụ thể giải pháp cốt cao độ giữa đê và khu đô thị lân cận, giải pháp thoát nước, tiêu thoát lũ, kết nối giao thông giữa đường đô thị và đường đê”, ông Vinh nói.
Cũng theo các chuyên gia, nhiều đoạn kè đã được nhà đầu tư đổ bê tông thẳng đứng, có nguy cơ làm hạn chế dòng chảy sông Cầu.
Hơn nữa, theo phản ánh của người dân sở tại, trước đây, hai bên bờ sông là cánh đồng màu của người dân, khi nước to có thể dâng lên, nhưng không lớn và chảy mạnh như hiện nay vì mái đất thoải tự nhiên. Còn hiện tại, đoạn qua TP. Thái Nguyên được xây tường đứng phần nào làm cho áp lực nước chảy lớn hơn, nhưng lại chậm hơn vì hẹp dòng chảy.
Để khách quan thông tin về dự án này, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với nhà đầu tư là Tập đoàn Phúc Lộc và Cienco8, nhưng đơn vị này vẫn chưa trả lời các vấn đề mà phóng viên đặt ra.
Còn về phía chính quyền tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo Sở Xây dựng cung cấp thông tin sau khi Báo Đầu tư có văn bản làm rõ những thông tin liên quan tới Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ qua điện thoại, hẹn lên, hẹn xuống với ông Hoàng Đức Khánh, Giám đốc Sở Xây dựng, nhưng phóng viên vẫn chưa có được cuộc tiếp xúc với người đứng đầu Sở này.
(Tít bài do Báo Kinh tế nông thôn đặt lại)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.