Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 11 tháng 7 năm 2019 | 0:36

Dự án BT gần 10.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên: Xót xa và lo lắng!

Người dân sống gần dự án BT gần 10.000 tỷ đồng cảm thấy xót xa khi thấy dự án đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng đang nằm phơi sương, sắt thép bị hen gỉ và vô cùng lo lắng khi bức tường đê cũ bị phá, tường đê mới chưa làm xong khi mùa mưa đang cận kề.

 

Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu được đầu tư theo hình thức BT, tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng.

Ngày 25/12/2016, chủ đầu tư là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 và UBND tỉnh Thái Nguyên tiến hành khởi công 2/9 dự án thành phần, sau gần 3 năm vẫn còn dang dở...

20190327_110451.jpg
20190327_110608.jpg
e7cbf8bec48720d97996.jpg
Người dân thấy xót khi hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng nhưng hiện nay dở dang, làm mất thẩm mỹ, gây lãng phí

 

Lãng phí...

Ông Đặng Quang Hưng, người bán cây cảnh gần dự án, cho biết, không biết vì lý do gì mà dự án dừng thi công khoảng 1 năm nay. Không làm thì thôi chứ máy móc, công trình thi công dở dang thế này rất lãng phí, làm ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố.

Còn theo anh Lý Văn Khương, dự án hiện chưa đâu vào đâu cả, nằm ở giữa lòng thành phố nhìn vào thấy nhác nhác, không biết khi nào mới triển khai tiếp.

Ông Lê Văn Trần, nhà gần cầu Bến Tượng, cho biết: Khi mới khởi công dự án, họ quảng cáo thì thấy hay lắm, chỉ trong 1-2 năm là thi công là xong. Nhưng đến bây giờ, dự án phá thì nhiều, làm thì ít. Chúng tôi cảm thấy thất vọng!

vlcsnap-2019-07-10-23h48m54s842.png
Ông Lê Văn Trần ví von đúng như các cụ nói về Thái Nguyên: “thái nhưng vẫn còn nguyên” và cho rằng câu này gần như thực tế với dự án BT gần 10.000 tỷ đồng này.

“Họ bảo sau mùa mưa, mùa mưa đến mùa khô, mùa khô lại đến mùa mưa nhưng không thi công. Chúng tôi là người dân chẳng biết kêu ai.

Nhiều đoạn tường đê cũ khi làm họ đập đi, trong khi tường đê mới chưa xây xong, thay vào đó họ đắp đất, nếu lũ lớn chắc sẽ trôi đi hết, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Tôi lo lắng mùa mưa bão tới, khu này sẽ không được an toàn”, ông Trần nói.

Ông Trần tâm sự, chúng tôi mong Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên, chủ đầu tư  hoàn thành càng sớm càng tốt dự án để chỉnh trang cảnh quan, chứ giờ nhìn nhem nhuốc lắm, đúng như các cụ nói về Thái Nguyên “thái nhưng vẫn còn nguyên”, tôi thấy câu này gần như thực tế dự án này.

“Từ vị trí cây đa đến Bến Oánh chỉ có 1.500m mà họ làm không biết bao giờ mới xong. Tường đê mới thì dở dang, sắt thép hoen gỉ, rất lãng phí, 1-2 năm nữa thi công lại chắc chắc không đảm bảo”, ông Trần lo lắng.

20190710_113610.jpg

 

20190327_112538.jpg

 

20190327_112803.jpg
20190327_113136.jpg

  Hàng trăm tỷ đồng đã được đầu tư  nhưng dự án dở dang gây lãng phí

Còn theo ông Nhâm Văn Thọ, ở phường Trưng Vương, tường đê cũ thì đập đi, đê mới làm chưa xong lại bỏ dở, nước sông dâng cao sẽ tràn vào nhà dân. Lúc khởi công dự án, bà con rất phấn khởi, cứ tưởng đập đê cũ làm đê mới, ai ngờ làm dang dở rồi để thế. Nếu để nguyên đê cũ thì không sao, đê mới dở dang thế này sống ở đây rất lo. Nhà tôi đã được đo đạc, thống kê tài sản để đền bù nhưng đến nay chưa thấy đền bù, sửa không sửa được, làm mới cũng không.

20190418_135513.jpg

 20190710_095708.jpg

Những tường đê cũ đã bị phá trong khi tường mới làm chưa xong, khi lũ lớn sẽ ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.

... Do  Thái Nguyên “cố làm liều”!

Ông Dương Đình Dân, Phó giám đốc Thường trực Ban Quản lý thực hiện dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bờ sông Cầu, cho biết, dự kiến trong tháng 7, Báo cáo nghiên cứu khả thi (điều chỉnh) sẽ được phê duyệt, lúc đấy dự án bắt đầu thi công trở lại.

Cũng theo ông Dân, so với tiến độ, các dự án chậm khoảng 1 năm. Đến nay, tỉnh đã bỏ ra 110 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp đầu tư vào thi công các dự án khoảng 200 tỷ đồng.

Tại sao lại có việc thi công chậm so với tiến độ, thi công dở dang gây lãng phí này? Nguyên nhân được cho là do UBND tỉnh Thái Nguyên “cố làm liều”. Cụ thể, ngày 11/11/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 09 dự án thành phần (ĐTM chưa được phê duyệt, chưa ký hợp đồng BT-PV).

Không lâu sau, UBND tỉnh Thái Nguyên phải điều chỉnh tổng thể các dự án cho phù hợp với quy hoạch. Trong đó, có quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2486/QĐ-TTg ngày 20/12/2016 (Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký).

Năm ngày sau, ngày 25/12/2016, tỉnh Thái Nguyên và chủ đầu tư đã khởi công 2/9 dự án khi chưa điều chỉnh xong quy hoạch tổng thể các dự án, trong đó có điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về dự án BT trên.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
Top