Là dự án nhóm A, thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Lấy lý do khó khăn về tài chính, UBND tỉnh Thái Nguyên trình HĐND tỉnh đổi tên “Dự án” thành “Đề án”, để chủ trương đầu tư thuộc HĐND tỉnh Thái Nguyên.
Liên quan tới Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (Dự án sông Cầu) với 9 dự án thành phần có tổng đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 làm chủ đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, ngày 23/10/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên có Tờ trình 167/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh về việc đề nghị thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án, gồm 9 dự án thành phần.
Tờ trình 167 dựa vào các căn cứ gồm: Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/8/2016 của HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất Dự án sông Cầu. Kết luận số 164-KL/TU ngày 25/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện các dự án thuộc Đề án Xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên (Đề án sông Cầu). Kết luận số 59-KL/TU ngày 7/10/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về việc đồng ý chủ trương đổi tên Dự án thành Đề án sông Cầu. Căn cứ Văn bản 320/HĐND-KTNS ngày 11/10/2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc thống nhất chủ trương đổi tên Dự án thành Đề án sông Cầu. Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản 2663/BC-SKHĐT ngày 23/10/2017, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án sông Cầu, gồm 9 dự án thành phần.
Tờ trình 167/TTr-UBND ngày 23/10/2017của UBND tỉnh Thái Nguyên nêu rõ: Dự án có tổng mức đầu tư 9.811,6 tỷ đồng thuộc nhóm A, thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, nhưng do điều kiện khó khăn về tài chính của Trung ương, khó có cơ sở để thực hiện dự án nhóm A.
Để đảm bảo quá trình thẩm định, phê duyệt thực hiện dự án theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu tiến độ, thuận lợi trong quá trình thực hiện, BCH Đảng bộ tỉnh đã đồng ý chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án” (tại Kết luận số 59-KL/TU ngày 7/10/2016) và Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án” (tại Văn bản số 320/HĐND-KTNS ngày 11/10/2016).
Tờ trình của UBND tỉnh Thái Nguyên thể hiện rõ dấu hiệu lách luật khi chuyển từ dự án sang đề án
UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án sông Cầu, gồm 9 dự án thành phần.
Cùng với đó, UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị thay thế Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 12/8/2016 của HĐND tỉnh. Lý do điều chỉnh, bổ sung, do 9 dự án thành phần liên quan tới quy hoạch đê điều, quy hoạch TP. Thái Nguyên và điều chỉnh địa giới hành chính.
Sau khi có các quy hoạch trên, cần phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung 9 dự án thành phần để đảm bảo phù hợp với quy hoạch và theo quy định.
Như vậy, tỉnh Thái Nguyên biết rất rõ nếu để Dự án sông Cầu, tổng mức đầu tư 9.811,6 tỷ đồng thuộc nhóm A, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì tỉnh khó có cơ sở để thực hiện dự án.
Sau gần 3 năm khởi công, dự án cấp bách của tỉnh Thái Nguyên vẫn dang dở.
Trước thực trạng trên, Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án”, lúc này thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc HĐND tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 23/10/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên có Tờ trình 167/TTr-UBND gửi Các vị đại biểu HĐND dân tỉnh về việc đề nghị thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án.
Cách làm trên của tỉnh Thái Nguyên có phải là lách luật? Dư luận đang đợi câu trả lời chính thức từ lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.