Mặc dù báo chí phản ánh những sai phạm của nhóm cán bộ thôn Đào Thục và xã Thụy Lâm nhưng các cấp chính quyền của huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn thờ ơ giải quyết, chỉ đạo cho có chứ không thực sự hiệu quả, các văn bản chỉ đạo đã bị vô hiệu hóa.
Tham nhũng có tính chất phức tạp
Như phản ánh ở các bài trước, hàng loạt các quan thôn Đào Thục và xã Thụy Lâm đã tự ý mua bán, giao đất công và đất của dân cho gia đình mình và anh em, họ hàng dây mơ dễ má. Dư luận cho rằng, thực chất nhóm quan thôn đã bán “ngầm” để lấy tiền chia nhau.
Tại Công văn số 507/CV-UBND; Công văn số 811/UBND-TTr chỉ đạo của UBND huyện Đông Anh “V/v Thực hiện các Kết luận, thông báo (lần 2)” nhưng xã Thụy Lâm bất chấp không thực hiện. Ngày 11/8 đến ngày 20/10/ 2014, UBND huyện Đông Anh đã giao cho UBND xã Thụy Lâm: “Nghiêm túc xử lý tháo dỡ theo thẩm quyền đối với 15 công trình”. Và Văn bản số 811/UBND-TTr V/v thực hiện các kết luận, thông báo trả lời có hiệu lực pháp luật (lần 2), yêu cầu xã Thụy Lâm: tháo dỡ 15 công trình không phép, báo cáo bằng văn bản gửi UBND huyện…, trả lời công dân trước ngày 5/11/2014 nhưng vụ việc vẫn bị chìm xuồng.
Liên quan đến đất sân bóng bị xẻ thịt, ngày 20/10/2014, UBND huyện Đông Anh ban hành Văn bản số 811/UBND-TTr V/v thực hiện các kết luận, thông báo trả lời có hiệu lực pháp luật (lần 2), yêu cầu UBND xã Thụy Lâm: “Nghiêm túc xử lý tháo dỡ 15 công trình không phép… đã được nêu trong văn bản số 07/UBND-TP ngày 25/9/2013 của UBND xã Thụy Lâm”. Yêu cầu báo cáo bằng văn bản gửi UBND huyện…, trả lời công dân trước ngày 5/11/2014.
Hành lang đê bị lấn chiếm.
Liên quan đến đất đê điều của hộ ông Cường và ông Long, Hạt Đê điều số 4, Chi cục Đê điều và PCLB Hà Nội đã có Văn bản số 61/QLĐ (ngày 29/1/2007) và Văn bản số 75/HQLĐ (ngày 4/7/2013) về xử lý vi phạm, trả lời đơn thư công dân và khẳng định: “Ông Đinh Văn Cường tự ý đào nạo vét ao thả cá… vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều… đề nghị xã Thụy Lâm có biện pháp xử lý… trước 10/12/2007”.
Hạt Đê điều số 4 Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu các hộ lấn chiếm đất cơ đê phải san lấp diện tích đất đào. Ngày 27/7/2007, đơn vị này đã lập biên bản kiểm tra hiện trạng. Trong đó, giao: “UNBD xã Thụy Lâm nghiêm túc xử lý tháo dỡ các công trình…, đề xuất hướng giải quyết cụ thể nhưng các hộ lấn chiếm vẫn không thực hiện.
Tại khoản 2, Điều 31, Nghị định 102/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định 105 quy định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện; khoản 2, Điều 23, Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện trong xử phạt hành chính “V/v khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, PCLB…”.
Vì sao chưa vào cuộc điều tra?
Ngày 7/4/2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký Văn bản số 1977/ UBND-TH “V/v kiểm tra sự việc báo nêu về sử dụng Quản lý đất đai tại huyên Đông Anh”, yêu cầu Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh xử lý vụ việc báo nêu, báo cáo Thành ủy, UBND TP Hà Nội trước ngày 14/4/2016.
Ban Nội chính Thành ủy cũng yêu cầu huyện Đông Anh báo cáo để Ban Nội chính báo cáo theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội. Trước mắt, tập trung nội dung về sân bóng và đất chân đê trước. Tuy nhiên, UBND huyện Đông Anh vẫn chưa thực hiện.
Trước đó, liên quan đến hệ thống đường dây điện hạ thấp, sau khi đươc nâng cấp dây mới, hơn chục tấn dây cũ và những cột xà cừ của thôn cũng bị các quan này cho bốc hơi chỉ còn hơn 100kg. Đây là tài sản chung của cả thôn nhưng bị các quan này ém nhẹ để “ăn chặn” toàn bộ số tiền thu được từ bán vật liệu. Hành vi này có dấu hiệu của tội Tham ô tài sản được quy định tại Điều 278, Bộ luật Hình sự 1999 (bổ sung năm 2009).
Từ việc bức xúc gửi đơn nhiều năm không được giải quyết, người dân thôn Đào Thục đã có đơn khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Đông Anh về hành vi hành chính khi “không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật” đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng và đê điều xảy ra nhiều năm tại thôn Đào Thục. TAND tối cao khi nhận được đơn của dân, đã gửi đến TAND cấp cao tại Hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền
Những hành vi mua bán đất, giao đất trái thẩm quyền của nhóm cán bộ thôn Đào Thục và xã Thụy Lâm đã vi phạm vào Điều 37, Luật Đất đai (năm 2003) và vi phạm vào Khoản 1, Điều 174 và Khoản 1, Điều 278 Bộ Luật Hình sự, Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai và được người dân tố cáo lên cơ quan công an và Viện KSND huyện Đông Anh tố giác tội phạm. Thế nhưng, 2 cơ quan này lại đá trách nhiệm cho nhau không làm đúng trách nhiệm của mình để vào cuộc điều tra.
Dư luận đặt câu hỏi: Bao giờ vụ tham nhũng đất đai ở thôn Đào Thục mới được các cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra để đưa vụ việc ra ánh sáng và lấy lại lòng tin trong nhân dân? Các cấp lãnh đạo của Hà Nội khi nào vào cuộc để xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã để xảy ra sai phạm, tham nhũng nơi mình quản lý, ở đây là thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm, nhất là đối với các trường hợp bao che, ngăn cản việc phát hiện, xử lý tham nhũng... theo Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng?
Theo báo cáo của UBND TP. Hà Nội gửi Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội năm 2015: “Tình hình tham nhũng trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực như: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền trong khi thi thành công vụ để cấp, bán đất trái thẩm quyền… để chiếm đoạt tiền”. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.