Với nhiều giải pháp trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã Thăng Bình (Nông Cống - Thanh Hóa) đã có những đổi thay khá rõ nét: Kinh tế tăng trưởng, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng khang trang...
Nghề đan chao đèn lồng xuất khẩu phát triển mạnh ở Thăng Bình.
Thăng Bình được biết đến là vùng quê chiêm trũng, trước đây đời sống của nhân dân gặp khó khăn do thường xuyên chịu tác động của thiên tai, do trình độ canh tác của còn nhiều hạn chế, ngành nghề truyền thống không được phát huy, hệ thống giao thông thuỷ lợi thiếu và xuống cấp…
Ngày nay, Thăng Bình đã khoác lên mình tấm áo mới với những con đường bê-tông thẳng tắp, những ngôi nhà cao tầng khang trang, minh chứng rõ ràng nhất cho sự khởi sắc của một vùng quê. Ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Nhiều năm qua, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã cũng quan tâm du nhập nhiều ngành nghề mới vào địa phương. Đây là giải pháp tạo việc làm cho số lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, từ đó cải thiện thu nhập cho nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện, Thăng Bình đang duy trì và phát triển nghề mây giang xiên, đan chao đèn lồng xuất khẩu. Các nghề như: gò hàn cơ khí, mộc dân dụng tiếp tục phát triển tốt. Trên địa bàn có 124 cơ sở sản xuất hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân; xã cũng khuyến khích 2 doanh nghiệp hoạt động nhằm tạo cơ hội cho nhân dân tham gia lao động tăng nguồn thu nhập. Nhìn chung hoạt động sản xuất thương mại dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Xã hiện có 281 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, trong đó dịch vụ, thương mại 157 cơ sở.
Xác định công cuộc XDNTM là mục tiêu quan trọng, Thăng Bình dành nhiều ưu tiên cho chương trình này. Để thực hiện hiệu quả các tiêu chí, công tác quy hoạch là yếu tố then chốt. Theo đó, xã đã tổ chức rà soát lại thực trạng đất đai, cơ cấu dân cư, lao động, tiềm năng thế mạnh của địa phương, từ đó cùng với đơn vị tư vấn tiến hành lập quy hoạch, xây dựng đề án NTM một cách phù hợp, sát thực tế.
Để có được kết quả thuận lợi, trong quá trình xây dựng, dự thảo đề án quy hoạch phải được thông qua hội nghị cán bộ mở rộng, hội nghị nhân dân toàn xã để người dân cùng bàn bạc, thảo luận, góp ý, biểu quyết... Nhờ phát huy tốt quy chế dân chủ, lại tranh thủ được trí tuệ của cán bộ chuyên môn các cấp, ngành liên quan và người dân nên chương trình XDNTM tại Thăng Bình dù mới triển khai nhưng đã tạo được sự đồng thuận, tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân. Đến nay, xã đã có 10/13 thôn hoàn thành đổ bê-tông đường làng ngõ xóm theo tiêu chí NTM; có 2 thôn đã đổ bê-tông đường giao thông nội đồng với chiều dài 1.190m, đổ vật liệu đất đá nội đồng được 3,2km; xã đã đạt 12/19 tiêu chí.
Lĩnh vực xây dựng cơ bản và giao thông thủy lợi được đầu tư phát triển. Trong năm 2015, xã đã hoàn thiện, tu sửa và làm mới một số công trình phụ trường THCS; hoàn thiện nhà để xe cho các đoàn thể và HTX tại công sở UBND xã; tổ chức thi công, tu sửa, nâng cấp và mua mới một số công trình phụ trợ trạm y tế như: Làm mái tôn ở sân, lát lại gạch nền nhà, lắp quạt ở các phòng bệnh nhân, tu sửa đường dây điện, mua mới ghế nhựa với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng. Tổ chức nạo vét được 35.742m, đào đắp 6.500m3, đào mới mương tiêu, cầu cống, kênh mương chính với tổng giá trị hơn 240 triệu đồng. Xây dựng và tu sửa một số công trình xây dựng cơ bản trọng điểm và hoàn thành, đưa vào sử dụng như: tuyến đường giao thông liên xã Thái Giai - Tây Giang…
Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, năm 2015, Thăng Bình đã gặt hái được nhiều thắng lợi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,7%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông - lâm - thủy sản chiếm 40,1%; công nghiệp - xây dựng 38,8%; thương mại, dịch vụ 21,2%. Sản lượng lương thực đạt 5.767 tấn; bình quân lương thực 788 kg/người/năm; thu nhập bình quân 22,6 triệu đồng/người/năm.
Trao đổi về phương hướng phát triển năm 2016, ông Lê Văn Chiến cho biết: “Về công cuộc XDNTM, Thăng Bình phấn đấu sớm hoàn thành những tiêu chí còn lại. Để làm được điều đó, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế toàn diện, chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các mô hình cá - lúa kết hợp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu quả. Tiếp tục bê-tông hóa kênh mương nội đồng, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất vụ đông như: ớt, dưa, rau màu...
Chú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại, đặc biệt quan tâm chỉ đạo phát triển ngành nghề có lợi thế như: cơ khí, sửa chữa, nhân rộng nghề đan đèn lồng. Phấn đấu năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11%; tổng sản lượng lương thực 6.000 tấn trở lên; bình quân lương thực 840 kg/người/năm trở lên; thu nhập bình quân 24 triệu đồng/người trở lên; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2- 3% theo tiêu chí mới”.
Thành Tân
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.