Nằm trong quy hoạch đô thị loại V, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thăng Long không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực; gắn XDNTM với phát triển đô thị văn minh.
Nằm trong quy hoạch đô thị loại V, trên cơ sở thành lập thị trấn Tiên Hưng (bao gồm xã Thăng Long, một phần xã Minh Tân và xã Hoa Lư) của huyện Đông Hưng (Thái Bình), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thăng Long không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên mọi lĩnh vực; gắn XDNTM với phát triển đô thị văn minh.
XDNTM gắn với phát triển đô thị văn minh
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Thế Quang, Bí thư Đảng ủy xã Thăng Long, cho biết: Xã nằm ở vị trí trung tâm, có 1km Quốc lộ 39 liên tỉnh chạy qua, có đường ĐH 47 kết nối với các xã lân cận. Thăng Long từ xã là trung tâm, thủ phủ huyện Tiên Hưng cũ, nơi phố Tiên Hưng là trung tâm buôn bán, sầm uất, thuận lợi cho phát triển thương mại - dịch vụ, kinh tế - xã hội của địa phương.
Dọc hai tuyến đường trên, xã có 298 hộ kinh doanh điện tử, điện lạnh, xe máy, xe đạp, bách hóa, y tế, vật liệu xây dựng, các loại hàng hóa phục vụ sản xuất, chăn nuôi, các dịch vụ như: gò hàn, sửa chữa ôtô, gia công cơ khí, mộc…, góp phần từng bước đưa Thăng Long trở thành nơi kinh doanh, buôn bán, trung tâm thương mại dịch vụ của nhân dân trong cụm.
Những năm qua, Thăng Long thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) gắn với phát triển đô thị văn minh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi trường sống...
Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã, Thăng Long không phải thẩm định về NTM, nhưng để đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, làm thay đổi diện mạo quê hương, xã đặc biệt quan tâm đến công tác chỉnh trang đô thị, giải phóng lòng vỉa hè, lề đường, hành lang an toàn giao thông theo Chỉ thị 04 của UBND tỉnh Thái Bình; chủ động khơi thông dòng chảy, xử lý thông tắc hệ thống nước thải, quản lý, giám sát thi công các công trình theo quy định; công tác môi trường luôn được đảm bảo, việc duy trì thu gom rác thải đã trở thành nề nếp hàng ngày tại 4 thôn của xã.
Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thông qua các chi hội, đoàn thể tại địa phương, các hoạt động thông tin tuyên truyền, lễ hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh, diễn ra sôi nổi. Tới nay, xã có 800 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa” (chiếm 92%); 2/4 khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa.
Trường mầm non và Trường tiểu học được đầu tư xây mới khang trang và đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Năm học 2017 - 2018, Trường tiểu học được đầu tư xây khu nhà 2 tầng với 8 phòng học, kinh phí 6 tỷ đồng.
Xã cũng đầu tư xây dựng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ với kinh phí 4 tỷ đồng. Tổng mức xây dựng cơ bản tại xã năm 2017 ước đạt 36,65 tỷ đồng.
Ông Ngọc cho biết thêm: Xã hiện có khoảng 700 lao động đang làm việc cho các cơ sở, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mang về nguồn thu tương đối, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã xuống còn 5,5%.
Sớm công nhận đạt đô thị loại V
Bên cạnh thuận lợi, Thăng Long còn gặp không ít khó khăn như: Trường THCS với các phòng học cấp 4 được xây dựng từ những năm 1970, nay xuống cấp trầm trọng, việc tu bổ, xây mới là cần thiết, cấp bách; trụ sở UBND xã còn thiếu phòng làm việc; Công ty cổ phần Thương binh Đông Hưng thuê 12.600m2 đất của UBND tỉnh Thái Bình (nằm trên địa bàn xã) đang sử dụng sai mục đích, gây khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý về góc độ xã hội. UBND xã mong muốn UBND tỉnh sớm có quyết định thu hồi đất của công ty này, giao lại cho địa phương quản lý, để xã sớm thực hiện các quy hoạch trước mắt cũng như lâu dài, đảm bảo phát triển bền vững đô thị.
Kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó, kinh phí xây dựng của xã chỉ dựa vào nguồn đấu giá đất 372. Vì vậy, xã rất mong được UBND tỉnh sớm chấp nhận, phê duyệt, hướng dẫn quy hoạch trên trục đường Quốc lộ 39A để xã tiến hành đấu giá, tạo nguồn kinh phí xây dựng hạ tầng.
“Đến nay, cơ bản các tiêu chí của Thăng Long đều đạt theo quy định của đô thị loại V. Xã rất mong nhận được sự đầu tư, hỗ trợ hơn nữa từ phía lãnh đạo các cấp, ngành; đồng thời sớm xem xét công nhận xã đạt đô thị loại V”, ông Ngọc trải lòng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.