Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 7 năm 2018 | 14:14

Thanh Bính: Phát huy thế mạnh cây vải sớm

Nhìn lại chặng đường sau gần 4 năm về đích nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thanh Bính (Thanh Hà - Hải Dương) có quyền tự hào về những thành tựu đã đạt được.

Hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM cho thấy sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có việc chú trọng phát huy thế mạnh cây vải sớm.

người-dân-xã-thanh-bính-phấn-khởi-vì-vải-sớm-được-mùa-được-giá.jpg
Người dân xã Thanh Bính phấn khởi vì vải sớm được mùa, được giá.

Thu nhập khá từ cây vải sớm

Thanh Bính trồng nhiều vải thiều sớm; quả vải mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng, nhất là các tỉnh phía Nam. Năm 2017, xã trồng  230ha vải các loại, trong đó 80% diện tích vải sớm, tổng sản lượng đạt 2.500 tấn. Thời điểm đầu vụ, giá vải cao nhất lên tới 55.000 đồng/kg, còn trung bình khoảng 30.000 đồng/kg. Trong xã có hàng trăm gia đình có doanh thu 100.000 triệu đồng từ cây vải, cá biệt có hộ thu 500 - 700 triệu đồng. Tiêu biểu như gia đình ông Phê ở thôn Phúc Giới, hộ anh Thạnh, anh Thủy ở khu bãi soi Đồng Hạ…

Ông Lê Sỹ Tín, Chủ tịch UBND xã Thanh Bính, cho biết: Vụ vải sớm của xã năm nay được mùa, giá bán ổn định và cao gần gấp đôi năm ngoái. Tổng doanh thu từ vải sớm toàn xã lên tới trên 75 tỷ đồng, việc tiêu thụ vải cũng khá thuận lợi, thị trường chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Ngoài ra, vải cũng được tiêu thụ mạnh tại một số tỉnh, thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…

Năm nay, Thanh Bính duy trì 2 vùng vải VietGAP với diện tích 20ha ở 2 thôn Hạ Vĩnh và Phúc Giới. Qua đánh giá, vùng vải VietGAP được mùa, sản lượng và chất lượng cao hơn các vùng vải khác. Năm 2017, xã liên kết với Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Rồng Đỏ thu mua khoảng 30 tấn vải ở vùng vải VietGAP để xuất sang thị trường Australia, Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Giá thu mua tại vùng vải này cao hơn các vùng vải thông thường 3.000-5.000 đồng/kg.

Gia đình anh Phạm Văn Tùng ở thôn Phúc Giới rất phấn khởi khi vải năm nay bán được giá. “Vụ vải năm 2016, thời điểm đắt nhất, vải u hồng chỉ có giá  27.000 - 28.000 đồng/kg, nhưng năm nay có thời điểm gia đình bán cho thương lái với giá 38.000 đồng/kg”, anh Tùng nói.

Gia đình anh Tùng có trên 2 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) trồng vải u hồng, sản lượng đạt trên 13 tấn, cao gấp 2 lần so với năm 2016. Anh Tùng bật mí: 1 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2) vải của gia đình cho thu gần 7 tạ quả, doanh thu 20-21 triệu đồng. Nhờ giá cao và ổn định nên vụ vải năm nay gia đình thu được khoảng 300 triệu đồng.

Chất lượng quả vải ngày càng được nâng cao

Năm 2018, toàn xã Thanh Bính trồng khoảng 300ha vải, dự kiến sản lượng khoảng 3.000 tấn vải sớm, tăng 500 tấn so với năm 2017, tổng giá trị ước đạt trên 50 tỷ đồng. Vải sớm được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi.

Tuy vậy, theo ông Lê Sỹ Tín, mặc dù nông dân trồng vải đều hồ hởi bởi vừa được mùa vừa được giá, nhưng để tránh những thách thức của thời tiết, xã thường xuyên hướng dẫn bà con tuân thủ đúng quy trình nghiêm ngặt, từ khâu chăm bón đến lúc thu hoạch để quả vải đủ tiêu chuẩn vào được những thị trường khó tính. Đồng thời luôn tuyên truyền để bà con trồng vải theo hướng sản xuất sạch, an toàn để chất lượng quả vải ngày càng được nâng cao.

Theo ông Lê Văn Lộc, ở thôn Hạ Vĩnh, gia đình ông có 7 sào vải sớm, năm nay thu hoạch được khoảng 5 tấn, nhỉnh hơn năm trước. 2 sào vải u gai cho thu hoạch trước và sau một tuần là đến vải u hồng. Giá vải sớm cao hơn vải chính vụ, dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Là người gắn bó với cây vải lâu năm và đây cũng là thu nhập chính của gia đình nên ông Lộc luôn học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, áp dụng quy trình VietGAP. Trước khi thu hoạch, ông Lộc ngừng phun thuốc 10 ngày để đảm bảo an toàn sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng.

Cũng theo ông Lộc,  vụ vải sớm năm nay tiêu thụ khá thuận lợi, không xảy ra tình trạng ép giá, nhiều thương lái còn đến tận vườn thu mua, người dân không phải lo việc chở vải đi cân sớm như trước…

 

 

 

Đức Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top