Thanh Hóa: Chưa đền bù vẫn san lấp mặt bằng trên đất 2 lúa của dân?!
Mặc dù chưa đền bù, nhưng UBND xã Nga Liê (Nga Sơn - Thanh Hóa) vẫn san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ bản, để quy hoạch khu dân cư trên đất 2 lúa của dân. Sự việc trên đang gây bức xúc cho dư luận địa phương.
Sau khi nhận được thông tin phản ánh, PV Báo Kinh tế nông thôn đã trực tiếp về tại địa phương này để xác minh thực hư sự việc…
San lấp mặt bằng trên đất lúa của dân?
Theo phản ánh của người dân sở tại, hiện UBND xã Nga Liên đang tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục hạ tầng cơ bản như đường giao thông, mương thoát nước… để quy hoạch chợ và khu dân cư ngay trên những thửa ruộng sản xuất 2 vụ lúa/năm nhưng chưa đền bù cho dân. Việc làm đó của UBND xã Nga Liên đã và đang khiến cho người dân bức xúc.
Để kiểm chứng thông tin, PV đã trực tiếp mục sở thị tại khu vực mà người dân cho rằng đất sản xuất lúa của họ đang bị xã san lấp, để quy hoạch mặt bằng khu dân cư. Quả thực, trên cánh đồng sản xuất lúa, hiện đã trở thành “công trình xây dựng” với các phương tiện phục vụ thi công như ô tô tải chở đất đá, máy ủi, máy múc đang san lấp mặt bằng và ngổn ngang những tấm bê tông để xây dựng mương thoát nước nằm chóng chơ trên đồng ruộng. Những dãy mương thoát nước và một số con đường quy hoạch đã và đang được hình thành ngay trên những thửa ruộng nơi đây.
Tiếp xúc với PV, ông Trần Văn Giới, trú tại xóm 8, xã Nga Liên, là một trong những hộ dân có ruộng sản xuất lúa trên cánh đồng này, bộc bạch: “Cả gia đình tôi có 5 miệng ăn, quanh năm chỉ nhờ vào 2 thửa ruộng với diện tích 997m2 ở đây để sống. Hai thửa ruộng của gia đình tôi thuộc đất cơ bản, sử dụng lâu dài, được UBND xã Nga Liên giao cho vào năm 1993. Nào ngờ, đến tháng 11/2017, UBND xã Nga Liên cho ông xóm trưởng đến thống báo với gia đình tôi dừng sản xuất trên hai thửa ruộng đó, vì đất này đã nằm trong dự án quy hoạch khu dân cư. Nhận được thông báo như vậy, gia đình tôi đành phải bỏ hoang ruộng, đến nay đã qua 2 vụ lúa. Trong lúc đó, gia đình tôi phải bỏ tiền mua gạo để sống”.
“Đến tháng 10/2018, tôi thấy các phương tiện như ô tô tải chở đất đá và máy múc ngang nhiên san lấp ruộng của gia đình tôi ngay gữa thanh thiên bạch nhật. Khi tôi ra hỏi các anh lái xe tại sao lại làm như thế, thì được trả lời là UBND xã làm đường mới. Điều đó đã làm cho gia đình chúng tôi bức xúc, vì tại sao chưa được sự thống nhất và chưa đền bù cho gia đình chúng tôi, mà lại tiến hành san lấp?. Là người dân, chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhưng chính quyền địa phương phải thực hiện cho đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc UBND xã tiến hành san lấp mặt bằng trên đất ruộng của gia đình chúng như thế là ngược với quy trình, nên chúng tôi không chấp nhận, không nhất trí” – ông Giới cho biết thêm.
Ông Trần Quốc Bảo, ở xóm 8, xã Nga Liên bức xúc: “Năm 1989, ông Huỳnh, Chủ tịch UBND xã lúc bấy giờ và một số cán bộ khác của xã đã vấn đề đổi 200m2 đất ruộng ở xứ đồng Kỳ Tại lấy 200m2 đất thổ cư của gia đình tôi, để xã mở đường. Vì đó là công trình phúc lợi dân sinh, nên gia đình tôi đồng ý. Từ khi đổi đất đến nay, gia đình tôi vẫn trồng cây và sản xuất trên diện tích 200m2 đất ở xứ đồng Kỳ Tại. Thế nhưng, UBND xã Nga Liên hiện tại cho rằng đất ấy là đất gieo mạ của xã, nên bắt gia đình chúng tôi chặt cây và dừng sản xuất, để xã lấy đất làm đường quy hoạch khu dân cư. Điều đó là quá vô lý, chúng tôi không thể chấp nhận. Nếu nói như thế, thì yêu cầu xã trả lại 200m2 đất thổ cứ trước đây cho gia đình chúng tôi”.
“Ngoài ra, gia đình chúng tôi còn có 1 sào ruộng đất 2 lúa với diện tích 500m2, hiện xã đang san lấp mặt bằng để quy hoạch dự án, nhưng chưa được sự thống nhất và chưa đến bù cho gia đình chúng tôi. Là người dân, chúng tôi có quyền thực hiện theo chủ trương “dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chứ. Tại sao xã lại làm trái quy định như thế?” – ông Bảo nói.
Được biết, không chỉ riêng 2 gia đình ông Giới và ông Bảo, mà nhiều hộ dân khác ở nơi đây đang bức xúc, khi xã san lấp mặt bằng trên diện tích ruộng lúa của họ, nhưng chưa được sự thống nhất và họ chưa nhận được đền bù theo quy định.
Đấu giá xong, mới có tiền đền bù cho dân?
Trước sự việc này, theo tài liệu PV thu thập được trong quá trình xác minh thông tin phản ánh cho thấy: Vào ngày 19/3/2018, UBND xã Nga Liên có Tờ trình số 35/TTr-UBND gửi cho UBND huyện Nga Sơn để “xin chủ trương thu hồi đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất ở năm 2018”.
Theo đó, sau khi tiến hành hội nghị để thảo luận và thống nhất, vào ngày 23/3/2018, UBND huyện Nga Sơn ban hành Thông báo số 40/TB-UBND, để đồng ý chủ trương cho xã Nga Liên thực hiện Dự án đầu tư xây dựng có sở hạ tầng, chợ và đấu giá quyền sử dụng đất ở năm 2018, với tổng diện tích khoảng 138.368,0m2, trong đó chuyển sang: Đất ở nông thôn khoảng 78.800,0m2; đất LKCT KT và mở rộng chợ khoảng 63.568,0m2.
Diện tích thu hồi đất để thực hiện Dự án mở rộng chợ và đấu giá quyền sử dụng đất ở năm 2018 thuộc địa bàn các xóm 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 của xã Nga Liên. Thời gian để điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm không quá 60 ngày kế từ khi có thông báo. Giao Chủ tịch UBND xã Nga Liên gửi thông báo thu hồi đất đến tất cả các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Xung quanh những vấn đề người dân bức xúc, trao đổi với PV, ông Trần Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Nga Liên khẳng định: “Về trình tự, thủ tục để thu hồi đất thì đúng quy định và các hộ dân bị ảnh hưởng cũng đồng ý với chủ trương, nhưng do hiện tại xã chưa có tiền để đền bù cho dân. Từ đó, khi thấy xã tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục công rình như đường giao thông, mương thoát nước để thực hiện dự án, thì một số hộ dân bức xúc, nên họ làm đơn kiến nghị. Sau khi hoàn thiện việc san lấp mặt bằng quy hoạch khu dân cư và tiến hành đấu giá quyền sử dựng đất ở xong, thì chúng tôi mới có tiền để đền bù cho dân”.
“Chúng tôi đã tổ chức họp để lắng nghe và ghi nhận ý kiến của các hộ dân có đơn kiến nghị. Tại cuộc họp này, các hộ dân yêu cầu chỉ thu hồi và chi trả tiền đền bù theo đúng quy định phần diện tích đất làm đường giao thông phục vụ dân sinh. Diện tích còn lại các hộ dân đề nghị không thu hồi, để gia đình họ tiếp tục sản xuất lúa. Như thế thì rất khó cho xã, vì dự án đã được phê duyệt, nên toàn bộ diện tích nằm trong quy hoạch là phải thu hồi. Hiện, chúng tôi đang tổng hợp ý kiến của các hộ dân để gửi cho huyện” – Bình cho biết thêm.
Được biết, sau khi nhận được đơn kiến nghị của dân, Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn đã ban hành văn bản để chuyển đơn cho Chủ tịch UBND xã Nga Liên giải quyết theo thẩm quyền và trả lời công dân. Sau đó, báo cáo kết quả về Chủ tịch UBND huyện trước ngày 10/12/2018.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin sự việc này đến bạn đọc.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.