Vì những quyết định xử phạt thuế mang tính chất “trù dập” doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa bị kiện ra tòa.
Thua vì đuối lý
Ngày 13/6/2020, Tòa án cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án hành chính giữa bên khởi kiện là Tập đoàn bất động sản Đông Á (Tập đoàn Đông Á) và bên bị kiện là Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa.
Khác với phiên sơ thẩm, lần này đích thân Cục trưởng Cục Thuế Ngô Đình Hùng ngồi ghế bị đơn chứ không ủy quyền cho cấp phó. Tại phiên tòa, ông Hùng cũng như đội ngũ luật sư bảo vệ quyền lợi của mình không cung cấp thêm được các chứng cứ và giải trình thuyết phục trước Hội đồng xét xử Tòa án Cấp cao.
Trước đó, ngày 24/9/2019, TAND tỉnh Thanh Hóa đã mở lại phiên toà xét xử sơ thẩm công khai vụ án khởi kiện hành chính nêu trên và phần thua thuộc về Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa.
Theo bản án của TAND tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của Tập đoàn Đông Á về việc hủy một phần Quyết định số 12 ngày 4/1/2019 của Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hoá.
Huỷ việc phạt hành vi khai sai dẫn tới thiếu số tiền thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp phải nộp là hơn 619 triệu đồng; truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 1,62 tỷ đồng; số tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng hơn 500 triệu đồng, số tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 314 triệu đồng...
Không đồng ý với bản án của TAND tỉnh Thanh Hóa, Cục Thuế Thanh Hóa đã có đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Tại phiên phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội, ông Ngô Đình Hùng mặc dù không đồng tình với một số nội dung của bản án sơ thẩm, nhưng chính ông lại không cung cấp được các chứng cứ mới có tính thuyết phục trước Hội đồng xét xử.
Ông Hùng cho rằng, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế là việc làm thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, khi tòa hỏi ông là trước khi thanh tra và ra quyết định xử phạt doanh nghiệp, Cục Thuế Thanh Hóa có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản đối với Tập đoàn Đông Á? Có việc tách thành hai hoạt động trong cùng một dự án có tính chất đặc thù để thu thuế phần bất động sản hay không? Ông Hùng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thuộc Cục Thuế Thanh Hóa không trả lời được và cũng không cung cấp được văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp trong một dự án đặc thù.
Hội đồng xét xử nhận định, trước khi tiến hành thanh tra, xử phạt, Cục Thuế Thanh Hóa đã không có hướng dẫn đối với Tập đoàn Đông Á là thực hiện chưa đúng với tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của Chính phủ. Chính vì thế, phiên tòa không chấp nhận kháng cáo của Cục trưởng Cục thuế Thanh Hóa, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên năm 2019.
Cực chẳng đã mới khởi kiện
Bên hành lang phiên xét xử, đại diện Tập đoàn Đông Á cho biết, việc kiện cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa chẳng qua do doanh nghiệp bị dồn đến đường cùng, chứ không lấy làm vui vẻ gì. Bởi sau khi phát hiện ra những việc làm không đúng của Cục Thuế Thanh Hóa, doanh nghiệp đã làm đơn kiến nghị và có giải thích rõ ràng theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Cục Thuế vẫn “phớt lờ”, thậm chí còn chống lại chỉ đạo của chính cấp trên là Tổng cục Thuế, tiếp tục bảo lưu quan điểm sai trái, trù dập doanh nghiệp.
Theo Tập đoàn Đông Á, sau bao năm theo đuổi, tâm huyết với dự án, năm 2010, Tập đoàn này được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định chấp thuận đầu tư và thực hiện Dự án Khu đô thị mới ven Sông Hạc với tổng diện tích 370,9 nghìn m2, theo hình thức đổi công trình hạ tầng lấy đất.
Dự án là một chuỗi hoạt động bất động sản, toàn bộ chi phí phát sinh thực tế trong quá trình thực hiện được hoạch toán vào giá vốn bất động sản đầu tư. Đồng thời, các chi phí được doanh nghiệp kê khai, khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. Khi bán bất động sản, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ chuyển quyền sử dụng đất và doanh thu xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, Cục Thuế Thanh Hóa lại tách thành hai hoạt động trong cùng một dự án có tính chất đặc thù để thu thuế phần bất động sản, dẫn đến trùng lặp doanh thu chịu thuế VAT. Ngoài ra, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, Cục Thuế Thanh Hóa lại tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, không chấp nhận cho doanh nghiệp đưa vào giá vốn bất động sản.
Từ những lý do không đúng thực tế trên, Tập đoàn Đông Á đã làm đơn khiếu nại gửi đến Cục thuế Thanh Hóa, nhưng đơn vị này không công nhận nội dung khiếu nại.
Tập đoàn Đông Á tiếp tục có đơn khiếu nại tới Tổng cục Thuế. Ngày 24/5/2018, Tổng cục Thuế đã có Quyết định số 977/QĐ-TCT công nhận một phần nội dung đơn khiếu nại của Tập đoàn Đông Á. Theo đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế Thanh Hóa có trách nhiệm điều chỉnh quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính đối với Tập đoàn Đông Á. Thế nhưng, Cục Thuế Thanh Hóa vẫn không điều chỉnh quyết định theo yêu cầu của Tổng cục Thuế.
Sau khi thẩm vấn, nghe các bên trình bày quan điểm tranh luận, đồng thời xem xét những chứng cứ, hồ sơ của các cơ quan chức năng quyết định cho Tập đoàn Đông Á làm Khu đô thị ven sông Hạc, TAND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, ngày 6/9/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 11857/UBND-NN trả lời Công văn số 4378/CV-TA của TAND tỉnh Thanh Hóa thể hiện: “Đến thời điểm hiện tại, dự án đang dở dang mà nhà đầu tư đã phải ứng vốn ra để thực hiện. Giữa Tập đoàn Đông Á và UBND tỉnh Thanh Hóa chưa có nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng nên việc xuất hóa đơn là chưa đúng thời điểm và phù hợp với quy định của pháp luật. Toàn bộ công trình hạ tầng vẫn do nhà đầu tư quản lý”.
Việc Cục Thuế Thanh Hóa yêu cầu Tập đoàn Đông Á lên doanh thu, xuất hóa đơn, nộp thuế GTGT cho những hạng mục chưa nghiệm thu bàn giao và truy thu, xử phạt, thu tiền chậm nộp thuế GTGT đối với Tập đoàn Đông Á là chưa đúng quy định của pháp luật.
Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Thanh Hóa đã tuyên chấp nhận yêu cầu của Tập đoàn Đông Á yêu cầu hủy một phần Quyết định số 12/QĐ-CT ngày 04/01/2019 của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa liên quan đến nội dung thanh tra, truy thu, xử phạt, tiền chậm nộp thuế GTGT, thuế TNDN tại Dự án Khu đô thị ven sông Hạc của Tập đoàn Đông Á.
Không đồng tình với phán quyết của Toàn án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa đã kháng cáo lên Tòa án cấp cao tại Hà Nội và tiếp tục thua kiện doanh nghiệp.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.