Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 18 tháng 4 năm 2021 | 23:13

Thanh Hóa: Liên tiếp phát hiện doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra sông Mã

UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện vừa phát hiện thêm hai cơ sở chế biến sản xuất lâm sản giấy và sản xuất đũa chôn hệ thống ống ngầm xả thải trực tiếp ra sông Mã.

Trước đó, trước tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Mã xảy ra ở 2 huyện Bá Thước, Cẩm Thủy, UBND huyện Quan Hóa cũng thực hiện cuộc tổng kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, ngâm ủ bột giấy dọc sông Mã để tìm nguyên nhân.

ca-chết-trên-sông-mã.jpg
Cá chết trắng trên sông Mã do ô nhiễm nguồn nước.

Từ ngày 14 đến 17/4, qua rà soát, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 doanh nghiệp có hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường gồm: Công ty TNHH thương mại vận tải Hoàng Vân, HTX Xuân Dương, đều ở khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân; Công ty chế biến lâm sản Bảo Yến, ở bản Đỏ, xã Phú Thanh, có chôn đường ống ngầm dưới lòng đất xả thải trực tiếp nước chưa qua xử lý ra sông Mã.

quan-hóa.jpg
Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Quan Hóa kiểm tra đường ống được chôn ngầm dưới đất để xả thải.

 Đến chiều 18/4, Đoàn liên ngành tiếp tục tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định bảo vệ môi trường của HTX Hà Long, thuộc bản Chăm, xã Phú Nghiêm, phát hiện cơ sở chế biến này sử dụng hệ thống lấy nước thô từ sông Mã vào phục vụ sản xuất, đồng thời cũng là hệ thống bơm xả nước thải sau sản xuất chưa qua xử lý ra sông Mã bằng việc đóng, mở van để vận hành lấy nước hoặc xả thải. Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành lập biên bản về hành vi, vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, buộc phá hủy tuyến ống xả thải của HTX Hà Long.

xa-thải-hà-long.jpg
HTX Hà Long xả thải nước chưa qua xử lý ra môi trường.

 Hiện đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Quan Hóa vẫn đang tiếp tục kiểm tra những cơ sở chế biến lâm sản, sản xuất giấy, đũa trên địa bàn huyện để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

hà-long.jpg
Hệ thống ống nước dày đặc được HTX Hà Long để xả thải.

 Trước đó tại huyện Bá Thước, cũng đã tìm ra 4 công ty sản xuất và chế biến lâm sản có hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến 26 tấn cá lồng của người dân nơi đây bị chết, bên cạnh đó nguồn nước ô nhiễm đã lan sang huyện Cẩm Thủy, đã làm chết hơn 16 tấn cá lồng của người dân nơi đây.

quan-hóa-xa-thải.jpg
Cơ quan chức năng huyện Quan Hóa đang lấy mẫu nước để xét nghiệm.
 

Bên cạnh đó,UBND huyện Bá Thước đã đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa rút giấy phép đối với hoạt động sản xuất giấy của 4 doanh nghiệp vi phạm. Đồng thời, đề nghị có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân nuôi cá lồng bị thiệt hại.

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top