Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 29 tháng 4 năm 2018 | 20:56

Thanh Hóa: Ngang nhiên xây “phủ chúa” trên đất chưa được giao

Công trình nguy nga mà dư luận gọi là “phủ chúa” tọa lạc tại dự án Khu đô thị An Phú Hưng, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, là của ông Vũ Đức Nhiệm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Minh, doanh nghiệp mới được giao đất thực hiện dự án.

Dự án Khu đô thị An Phú Hưng cùng với Khu đô thị Núi Long kết hợp khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường vành đai Đông Tây và 7 dự án bất động sản khác trên địa bàn TP. Thanh Hóa, huyện Triệu Sơn có nhiều dấu hiệu sai phạm trong công tác tổ chức đấu thầu, định giá tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước…, không đảm bảo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
phủ-3.jpg
“Phủ chúa” tọa lạc tại dự án Khu đô thị An Phú Hưng, phường Đông Hương.

 

Đất chưa được giao đã mọc lên “phủ chúa”
 
Mới đây, ngày 24/4/2018, UBND tỉnh Thanh Hóa có Quyết định 1483/QĐ-UBND “Về  việc giao đất cho Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Minh để thực hiện dự án Khu dân cư phường Đông Hương (khu dân cư An Phú Hưng), TP Thanh Hóa”.
 
Diện tích đất được bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án là 28.858,6m2 tại phường Đông Hương. Trong đó, diện tích đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở là 15.43,9m2 (gồm: đất xây dựng nhà liền kề 7.566,1m2; đất xây dựng nhà vườn 7.677,8 m2); diện tích đất bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng là 850m2; số diện tích đất còn lại gồm nhà văn hóa, bảo vệ; đất khuôn viên cây xanh, đất giao thông.
 
Như vậy, về nguyên tắc, sau khi dự án này có quyết định bàn giao đất của UBND tỉnh Thanh Hóa thì nhà đầu tư mới được phép tiến hành các bước tiếp theo, như xây dựng các công trình cơ bản theo đúng quy định của pháp luật.
 
Thế nhưng, từ năm 2016, ông Vũ Đức Nhiệm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Minh đã xây dựng công trình đồ sộ, nguy nga, vừa làm nhà ở, vừa làm văn phòng công ty mà dư luận ví như “phủ chúa” trên đất chưa được bàn giao là sự coi thường và ngang nhiên thách thức luật pháp.
 
Lại là dự án “chỉ định thầu”
 
Theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, Dự án Khu dân cư phường Đông Hương (khu dân cư An Phú Hưng) được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức “chỉ định thầu” theo Quyết định 1358/QĐ-UBND ngày 15/4/2015 và Quyết định 3967/QĐ-UBND ngày 9/10/2015, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Minh.
 
Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 246 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng gần 15 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách nhà nước là 55 tỷ đồng.
 
Dự án khu dân cư An Phú Hưng thuộc “đất vàng”, nằm ở vị trí trung tâm, đắc địa tại TP. Thanh Hóa và có mặt bằng tương đối sạch. Theo quy định, dự án phải được tổ chức đấu thầu công khai để thu về dòng tiền tối đa cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, UBND tỉnh Thanh Hóa lại lựa chọn nhà đầu tư bằng hình thức “chỉ định thầu” khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về tính minh bạch trong quá trình thực dự án.
phủ-2.jpg
Cận cảnh "phủ chúa".
 
Hơn nữa, theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại, đất tại dự án này có giá dao động từ 40-50 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, việc UBND tỉnh Thanh Hóa tính áp mức phí cho diện tích đất 15.243,9m2 chỉ với 55 tỷ đồng (sau khi trừ 15 tỷ đồng giải phóng mặt bằng) là quá thấp.
 
Điều đáng nói, giai đoạn từ năm 2014 cho đến 2017, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều dự án bất động sản không được đưa ra đấu giá công khai mà lại được phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức “chỉ định thầu”, nguy cơ làm thất thu ngân sách.
 
Cụ thể là nhiều dự án “đất vàng” được áp “giá bèo” như: Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1, thuộc khu đô thị mới Đông Hương (nằm bên cạnh Khu đô thị An Phú Hưng), có diện tích 2,9ha nhưng ngân sách nhà nước chỉ thu được 29 tỷ đồng; Dự án 34 Ngô Từ, TP Thanh Hóa, có diện tích tính tiền sử dụng đất hơn 10.000m2 (139 lô), ngân sách thu được hơn 3,3 triệu đồng/m2; Dự án biệt thự cao cấp Quảng Cư, TP. Sầm Sơn được điều chỉnh giảm giá thành khiến ngân sách thất thu hàng chục tỷ đồng…
 
Hai trong ba  dự án kể trên đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan kiểm tra từ tháng 4/2017 và báo cáo Thủ tướng vào quý 2/2017. Tuy nhiên, đến nay, kết luận cuối cùng về kết quả thanh tra vẫn chưa thấy Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
 
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin tới bạn đọc.
 
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top