Thời gian gần đây, nhiều hecta rừng bị tàn phá trên địa bàn huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), nhất là tại cánh rừng thuộc khu vực thôn Quẻ, xã Xuân Lộc; các cây gỗ lớn bị lâm tặc đốn hạ, nhiều diện tích bị cạo trọc.
Theo chân người dân thôn Quẻ, xã Xuân Lộc, chúng tôi vào khu rừng đang bị lâm tặc khai thác gỗ trái phép.
Men theo con suối nhỏ, chúng tôi tiếp cận hiện trường và không khỏi ngạc nhiên, hầu hết những cây gỗ lớn đã bị chặt hạ, thân cây được đưa ra khỏi rừng, chỉ còn lại những gốc và cành cây trơ trọi nằm lại; một cây bị chặt hạ kéo theo hàng trăm cây con bị gãy đổ theo. Nhiều gốc cây vừa bị chặt hạ còn rất tươi, có gốc cây còn chảy nhựa.
Theo người dân nơi đây, những năm về trước, khu vực này còn rất nhiều cây gỗ lớn, nhưng gần đây, không hiểu lý do gì, có nhiều đối tượng không biết từ đâu đến phá tan khu rừng. Việc khai thác diễn ra trong thời gian dài nhưng không thấy bóng dáng lực lượng chức năng nào tới kiểm tra. Chúng tôi nhìn cây rừng ngang nhiên bị đốn hạ cũng xót xa lắm nhưng bất lực.
Càng đi sâu vào bên trong khu rừng, cảnh tượng hiện ra với sự tan hoang bởi những cây gỗ lớn đã bị đốn hạ, chỉ còn sót lại một số cây nhỏ và những cành cây thân gỗ có giá trị sử dụng thấp, nó tạo thành khoảng trống trong rừng.
Gỗ được đem đi tiêu thụ, còn lại hàng chục hecta rừng bị phá trắng và đốt trơ trụi để phục vụ cho việc trồng cây lâm nghiệp khác.
Trong khi đó những chốt kiểm lâm được lập tại các thôn bản để tuyên truyền và quản lý bảo vệ rừng, nhưng rừng vẫn bị tàn phá, những cây gỗ lớn được khai thác, những cánh rừng bị cạo trọc để trồng cây khác.
Trao đổi với PV, ông Phạm Thăng Long, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Thường Xuân, cho biết: Hạt đã nắm bắt được thông tin khu vực rừng thuộc thôn Quẻ, xã Xuân Lộc có 6 hộ dân nơi đây vi phạm khai thác rừng, chúng tôi đã lập biên bản. Khu vực rừng mà các hộ dân vi phạm thuộc khoảnh 3. Chúng tôi đang phối hợp với xã để kiểm tra và làm rõ những vi phạm của các hộ dân. Hạt đã báo cáo với Chi cục và UBND huyện để có hướng xử lý.
Rừng ở thôn Quẻ, xã Xuân Lộc bị tàn phá, tập thể, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm? Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.