Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 2 tháng 1 năm 2019 | 11:17

Thanh Hóa: Truy quét tín dụng đen, bắt 5 nghi phạm, thu giữ hơn 1,5 tỷ

KTNT - Công an TP. Thanh Hóa đã huy động hơn 300 chiến sĩ để kiểm tra các cơ sở, công ty dịch vụ tài chính trên địa bàn. Qua đó, lực lượng thi hành nhiệm vụ đã bắt giam 5 nghi phạm, thu giữ hơn 1, 5 tỷ đồng, 01 ô tô và nhiều tang vật khác

Được biết, Công an TP. Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra 05 công ty, gồm: Công ty TNHH dịch vụ tài chính Đại Tín, công ty TNHH dịch vụ tài chính Thương Tín, công ty TNHH dịch vụ thương mại Quyền Quý, công ty TNHH Nam Tiến 36 (đều hoạt động trên địa bàn TP. Thanh Hóa) và công ty TNHH Trường Cửu (hoạt động tại TP. Sầm Sơn).

Theo đó, lực lượng thi hành nhiệm vụ đã bắt tạm giam 5 đối tượng, gồm: Cao Xuân Thu (27 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ tài chính Đại Tín, trú tại phường Lam Sơn, TP. Thanh Hóa; Đỗ Nguyễn Minh Tân (27 tuổi), kế toán Công ty TNHH dịch vụ tài chính Đại Tín, trú tại phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa; Lê Phú Lượng (24 tuổi), Trưởng chi nhánh Công ty TNHH Trường Cửu, trú tại phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Đỗ Văn Thái (35 tuổi), Quản lý chi nhánh Công ty TNHH Trường Cửu tại thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa).

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, các công ty này đã cho người dân vay tiền với lãi suất “cắt cổ” (trung bình từ 3.000-5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày, tương đương lãi suất 182 %/năm).

Tuy nhiên, các đối tượng cho vay nặng không ghi lãi suất trong giấy tờ vay tiền, không ghi hợp đồng vay tiền, mà chuyển thành hợp đồng cho thuê hoặc mượn tài sản nhằm  che mắt cơ quan chức năng.

 

nh-khám-xét-tín-dụng-đen.jpg
Lực lượng công an TP. Thanh Hóa thực hiện lệnh khám xét tại Công ty TNHH Trường Cửu (ảnh CATP. Thanh Hóa)

Quá trình kiểm tra, khám xét tại 05 công ty trên, lực lượng công an đã thu giữ nhiều tài liệu, sổ sách liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi. Đồng thời, công an cũng đã thu giữ một số tang vật mà các đối tượng dùng để de dọa trong  quá trình đòi nợ, bao gồm: 1 quả lựu đạn, 90 vỏ đạn súng quân dụng, 1 bình xịt khí bóng cười, 1 dùi cui điện, 1 bình xịt hơi cay, 20 dao kiếm các loại, 1 ô tô, 20 xe máy, 6 két sắt, hơn 1,5 tỉ đồng…

Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn đã thông tin, Công an tỉnh Thanh Hóa được Bộ Công an khen thưởng, vì có chiến công xuất sắc triệt phá chuyên án băng nhóm tội phạm tín dụng đen nguy hiểm mang tên “Tập đoàn Nam Long” hoạt động ở 63 tỉnh, thành trên toàn quốc.

Băng nhóm của “Tập đoàn Nam Long” lợi dụng sự cả tin của người dân, đánh lừa đang hợp tác với các ngân hàng, để cho vay tín dụng. Song, trên thực tế "Tập đoàn Nam Long" này không hề tồn tại, nhưng vẫn ngang nhiên đứng ra ký hợp đồng là một công ty tư nhân.

Mức lãi suất mà các đối tượng của “Tập đoàn Nam Long” cho vay lên đến 1043%/năm. Sau khi người dân vay tiền, các đối tượng sẽ đưa ra nhiều khoản thu ngoài hợp đồng và sẵn sàng thực hiện biện pháp mạnh để khống chế người vay.

 “Tập đoàn Nam Long” đã phát triển quy mô hoạt động ra nhiều tỉnh, thành trên cả nước, với hàng chục chi nhánh để hoạt động. Tinh đến thời điểm từ khi CQĐT vào cuộc cho đến lúc triệt phá chuyên án, thì đã có khoảng 200 người bị hại chuyển tiền vào hàng chục tài khoản cho băng nhóm của “Tập đoàn Nam Long” ở các ngân hàng khác nhau, với tổng số tiền giao dịch lên tới trên 500 tỷ đồng.

Nhằm qua mắt lực lượng chức năng trong hoạt động cho vay tài chính kiểu “siết cổ” người vay của mình, các đối tượng cầm đầu của “Tập đoàn Nam Long” đã lập quy trình đòi nợ - xử lý các “con nợ” và đối phó với cơ quan Công an những chiêu trò rất tinh vi. Thế nhưng, trên thực tế, khi người dân chậm nộp tiền vay, thì các đối tượng trong “Tập đoàn Nam Long” sẽ đến tận nhà đe dọa, cưỡng đoạt tài sản. Thậm chí, có người vay đã tử vong sau trận đòn hội đồng của các đối tượng của “Tập đoàn Nam Long” để dăn mặt.

 

2.jpg
Trong quá trình triệt phá chuyên án tín dụng đên "Tập đoàn Nam Long", Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt tạm giam 7 đối tượng để phục vụ công tác điều tra

Trong quá trình điều tra, triệt phá chuyên án, Cơ quan CSĐT Công an Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích; Giữ người trái pháp luật; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Đồng thời, khởi tố 09 bị can trong tổ chức tội phạm nói trên, gồm: Nguyễn Đức Thành (SN 1988), trú tại phường Cầu Kho, Quận 1, TP. HCM, là đối tượng chủ mưu, cầm đầu tổ chức; Ngô Văn Chương (SN 1988), trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội; Trần Văn Phiên (SN 1991), trú tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; Đoàn Minh Cương (SN 1989), trú tại xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định; Vũ Văn Thanh (SN 1989), trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Bùi Văn Chung (SN 1992), trú tại quận Hải An, TP. Hải Phòng; Nguyễn Thành Long (SN 1998), trú tại TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Cao Thắng (SN 1984), trú phường 15, Quận 10, TP. HCM và Trần Hồng Phong (SN 1985), trú tại phường 11, Quận 10, TP. HCM.

Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 07 đối tượng, phát lệnh truy nã 02 đối tượng là Nguyễn Cao Thắng và Trần Hồng Phong.

Hiện, Công an TP. Thanh Hóa đang phối hợp với các đơn vị chức năng, để mở rộng điều tra.

 

Trung Hưng - Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top