Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 6 năm 2022 | 10:13

Thành phố Vinh: Phát triển sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh gắn với làng nghề

Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền bằng các chính sách đầu tư phát triển, nông nghiệp thành phố Vinh (Nghệ An) đã có những bước chuyển mình về chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Qua đó, làm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, giảm diện tích trồng lúa, màu hiệu quả thấp, ưu tiên phát triển vành đai rau sạch, thực phẩm sạch và hoa, cây cảnh.

Đáp ứng nhu cầu thị trường

Thành phố Vinh có 12 phường, xã có sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích 3.800,33ha, trong đó có 2.094,82ha lúa, 416,7ha rau, 325,73ha màu, 20,3ha hoa, 65,3ha cây cảnh. Hàng năm, ngành Nông nghiệp thành phố cung cấp khoảng 12.950 tấn thóc, gần 640 tấn ngô, trên 3.100 tấn rau, củ, quả, 2.350 tấn lạc, gần 150 tấn vừng và hàng trăm loại hoa, cây cảnh, góp phần quan trọng ổn định thị trường nông sản thành phố.

Nông nghiệp ven đô và trong đô thị còn giúp đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm, ổn định đời sống người dân ngoại thành, góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng.

 

hoa-thành-vinh.jpg
Hoa thành Vinh.
 

Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân được nâng lên, nhu cầu bảo vệ sức khỏe cũng như trang trí, làm đẹp nhà cửa ngày càng cao. Do đó, phát triển sản xuất rau an toàn và hoa, cây cảnh là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn 2010-2020, thành phố đã xây dựng 9 mô hình sản xuất rau an toàn và trồng hoa các loại trên địa bàn các xã, phường Nghi Ân, Nghi Liên, Hưng Đông, Nghi Kim, Hưng Lộc, Đông Vĩnh. Trong đó, có 4 mô hình không thành công do ảnh hưởng bất lợi của khí hậu và các dịch bệnh hại; quy mô của mô hình còn nhỏ lẻ, chưa gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; công tác dự báo thị trường chưa tốt, thị trường tiêu thụ không ổn định.

 Bên cạnh đó, có 5 mô hình thành công và được mở rộng, hình thành và phát triển được một số vùng chuyên canh rau an toàn và làng nghề hoa, cây cảnh tại các xã Nghi Ân, Nghi Liên, Hưng Đông, Nghi Kim, đáp ứng một phần cho nhu cầu thị trường thành phố Vinh và một số huyện lân cận.

Sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh gắn với làng nghề

Để việc sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh trở thành nghề sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về sự an toàn và thẩm mĩ cao của người tiêu dùng, thành phố Vinh đã xây dựng Đề án “Phát triển sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh gắn với làng nghề thành phố Vinh giai đoạn 2021 - 2025” với các nhiệm vụ, giải pháp: Tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy sản xuất của người dân; Quy hoạch vùng rau an toàn, vùng hoa, cây cảnh; huy động mọi nguồn lực đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới; xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, tìm kiếm, xây dựng thị trường; tăng cường liên doanh, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...

Đề án được thực hiện là cơ sở để xây dựng và thực thi các dự án, mô hình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, thu nhập, nâng cao trình độ khoa học công nghệ sản xuất các loại rau an toàn và hoa, cây cảnh, từng bước đưa các vùng sản xuất chuyên canh rau, hoa, cây cảnh ngoại thành phát triển đúng hướng, phù hợp với sự phát triển của nông nghiệp đô thị nói chung và đặc điểm của thành phố Vinh nói riêng. Hiện nay, đề án đang được triển khai thực hiện, bước đầu đạt kết quả khả quan.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top