Thanh Sơn là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), cách trung tâm huyện khoảng 8km. Với địa hình núi dốc bị chia cắt bởi các khe suối, dân cư phân bố không tập trung, đường giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao… ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn.
Chủ tịch UBND xã, ông Lã Thanh Chương.
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Lã Thanh Chương, Chủ tịch UBND, Phó trưởng ban XDNTM xã Thanh Sơn, cho biết: Những năm qua, xác định XDNTM là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bên cạnh việc thường xuyên nhận được sự quan tâm rất lớn từ tỉnh, Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Ba Chẽ, sự phối hợp, giúp đỡ tích cực của các cấp, ngành, sự tích cực vào cuộc của nhân dân trên địa bàn, cấp uỷ, chính quyền xã đã có nhiều sáng tạo trong công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện các tiêu chí XDNTM.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, Đảng uỷ xã Thanh Sơn đã chỉ đạo Ban quản lý XDNTM xã xây dựng kế hoạch tuyên truyền về nội dung, hình thức và lợi ích từ Chương trình XDNTM tới người dân bằng nhiều hình thức như: Băng rôn, phát tờ rơi, bản tin lớn, viết tin, bài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn; đưa các nội dung về XDNTM vào nội dung sinh hoạt của các đoàn thể; xây dựng các tiểu phẩm về XDNTM để công diễn cho nhân dân xem trong các dịp lễ, hội… nên khi triển khai đã nhận được sự đồng thuận, chung tay góp sức của mọi tầng lớp nhân dân trong xã.
Trong quá trình triển khai, các thành viên trong Ban chỉ đạo trực tiếp xuống từng thôn, phối hợp với bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận và các đoàn thể trong thôn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cũng như những thuận lợi, khó khăn để từ đó có hướng chỉ đạo và biện pháp thực hiện phù hợp, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Đặc biệt, xã còn xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng tiêu chí, phân công người phụ trách cụ thể, thực hiện nghiêm các chế độ báo cáo tiến độ triển khai từng tiêu chí trước cấp uỷ và lãnh đạo chính quyền. Với phương châm “vừa làm vừa học” và quan điểm “dễ làm trước, khó làm sau”, xã ưu tiên thực hiện các tiêu chí dễ trước để từ đó rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện các tiêu chí khó hơn…
Từ cách làm khoa học, chặt chẽ và hiệu quả đó, sau 6 năm triển khai XDNTM, Thanh Sơn đã đạt được 13 tiêu chí, 33 chỉ tiêu NTM theo Bộ tiêu chí cũ. Những kết quả đạt được đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể: 100% số trường học được cứng hoá, đảm bảo điều kiện dạy và học thuận lợi, đã thực hiện thành công mô hình bán trú, duy trì phổ cập tiểu học và THCS; trạm y tế xã được đầu tư cơ bản đạt chuẩn quốc gia; đường trục xã, liên xã, một số tuyến trục thôn chính đã được bê tông hoá; 9/9 thôn có nhà văn hoá đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi; hệ thống thuỷ lợi được đầu tư, cơ bản cung cấp đủ nước tưới tiêu cho trên 70% diện tích đất nông nghiệp; trên 96% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 98,8% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 100%; thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt 20 triệu/người/năm. Đặc biệt, nhiều hộ dân đã tranh thủ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Nhà nước để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng thông qua việc phát triển các sản phẩm chủ lực và đặc trưng của địa phương như: Măng mai, ba kích tím, trà hoa vàng, trồng rừng, phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm…, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 62,1% năm 2011 xuống còn 38,14%, hộ cận nghèo còn 26,8% (đánh giá theo chuẩn nghèo mới, nghèo đa chiều năm 2016).
Theo ông Lã Thanh Chương: Để đẩy nhanh tiến độ về đích NTM theo đúng lộ trình đề ra vào năm 2019, Thanh Sơn cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau: Tiếp tục kiện toàn BCĐ, BQL XDNTM cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Phát huy vai trò người đứng đầu và năng lực tham mưu, ý thức trách nhiệm của các thành viên BCĐ NTM; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao hơn nữa nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn; tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi của Trung ương, tỉnh, huyện về Chương trình XDNTM, Chương trình 135, tạo quỹ đất sạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng cây dược liệu, chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân; đẩy mạnh xã hội hoá trong XDNTM, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng các dự án, mô hình sản xuất lớn từ quy mô gia đình, đến nhóm hộ, cụm dân cư, thôn và toàn xã. Tranh thủ tối đa nguồn lực xã hội hoá thông qua sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các đơn vị kết nghĩa chung tay XDNTM…
Nghĩa – Thuỷ
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.