Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021 | 16:57

Thanh Trì (Hà Nội): Hàng loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Tại xã Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì - Hà Nội), xuất hiện hàng trăm căn nhà được xây dựng kiên cố trên hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp.

Đừng coi nhẹ việc vi phạm trên đất nông nghiệp?
 
Nói đến câu chuyện quản lý đất nông nghiệp của Hà Nội, hẳn ai cũng đều biết về tình trạng mua bán đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở đang diễn ra như “nấm sau mưa”. Mặc dù trước đó, những quy định, những chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Thành phố, thậm trí là sự vào cuộc xử lý mạnh tay đối với tập thể, cá nhân có liên quan phải chịu trách nhiệm đã làm phần nào hạn chế tình trạng này.
 
Nhưng dường như, những chế này trên cũng chẳng khác nào “bắt cóc bỏ đĩa, khi thả tay ra thì cóc nhảy mất”, tình trạng mua bán, xây dựng nhà kiên cố, nhà xưởng lại tiếp diễn “vô thiên, vô phép”.
1612297029-anh-6-6.jpg
Nhiều thửa đất đã được quây móng, tập kết vật liệu sẵn sàng để xây dựng.
Gần đây, Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân về tình trạng hàng loạt công trình nhà ở kiên cố được xây dựng trên đất nông nghiệp tại xã Vĩnh Quỳnh nhưng không bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý, mặc cho sai phạm này tồn tại nhiều năm qua. Cụ thể, việc xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp tại khu vực cánh đồng phía sau chợ Quỳnh Đô diễn ra “công khai” nhưng chính quyền địa phương và cơ quan chức năng dường như không có động thái vào cuộc xử lý dứt điểm khiến người dân vô cùng bất mãn.
1612297028-anh-4-4.jpg
Công trình xây dựng trái phép mới hoàn thiện chuẩn bị đưa vào sử dụng.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay khu vực cánh đồng phía sau chợ Quỳnh Đô đang tồn tại hàng trăm căn nhà được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tại đây, nhiều ngôi nhà khang trang "mọc" hồn nhiên, xen kẽ những ruộng rau là những công trình nhà ở với quy mô không hề nhỏ được xây dựng kiên cố mà chính quyền xã Vĩnh Quỳnh vẫn "nhắm mắt làm ngơ". Nhiều thửa đất nông nghiệp được lắp mái, bắn khung, xây tường, lập rào, phân chia ô thửa to, nhỏ khác nhau để bán.
 
Đi sâu vào bên trong là hàng loạt công trình đang được chủ đầu tư quây tôn bên ngoài, bên trong xây dựng, một số công trình xây lên tầng 2 và chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc xây dựng “vô phép” này không bị chính quyền xử lý mà chủ công trình còn chống chế, che mắt người dân cùng cơ quan chức năng bằng cách dùng tôn để che lấp tầm nhìn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện để đưa vào sử dụng.
1612297028-anh-2-2.jpg
Nhiều căn nhà được quây tôn, che lưới nhằm che lấp tầm nhìn để xây dựng trái phép.
Ngoài ra, phía sau chợ Quỳnh Đô thuộc khu vực cụm 4, thôn Quỳnh Đô, tình trạng xây dựng trái phép cũng không kém phần sôi động với hàng loạt công trình lớn nhỏ khác nhau được quây tôn, che lưới bên trong đang được các tốp thợ gấp rút thi công, quy mô của những công trình này đều lên đến 2 tầng, thậm chí cao hơn.
1612297028-anh-1-1.jpg
Nhà ở được xây dựng khang trang trên đất nông nghiệp trước sự thờ ơ của chính quyền địa phương.
Một số người dân sống tại đây cho biết, tình trạng xây dựng nhà ở trên đất nông nghệp diễn ra từ lâu, nhiều căn nhà được xây từ trước, một số ngôi nhà vừa được xây mới. Tuy nhiên, những vi phạm này diễn ra ngang nhiên như vậy nhưng không được chính quyền xử lý triệt để ngay từ đầu, vì thế ở khu vực này đang tồn tại hàng trăm ngôi nhà lớn nhỏ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
 
TP. Hà Nội cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý
 
Đáng nói, trước phản ánh của người dân cùng với ghi nhận thực tế của phóng viên thấy tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp đang diễn ra tràn lan, ngang nhiên giữa “thanh thiên bạch nhật” ở Vĩnh Quỳnh. Phóng viên đã nhiều lần chủ động liên hệ với cán bộ quản lý đô thị xây dựng để phản ánh về thực trạng trên, nhưng dường như vị cán bộ này đã lường trước được nội dung liên hệ và không hề hồi âm lại.
 
Tại sao các công trình nhà ở kiên cố lại được xây dựng dễ dàng trên đất nông nghiệp như vậy? Chính quyền, ngành chức năng ở đâu, sao không vào cuộc xử lý? Điều gì khiến chậm trễ trong việc xử lý những vi phạm này?
 
Được biết, tại Thông báo số 2354-TB/TU ngày 29/11/2019, Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND TP. Hà Nội chỉ đạo UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm đất đai.
 
Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND Thành phố siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai, trật tự xây dựng và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ sở đối với việc phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai… 

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành chỉ thị số 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố.

Chỉ thị nêu rõ: UBND thành phố yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn phải kiên quyết, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, đặc biệt là các trường hợp tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật ngay từ khi các vi phạm đó xảy ra; lập hồ sơ các trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền, báo cáo UBND cấp huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã xử lý, quyết định tạm dừng công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn để chỉ đạo xử lý cho đến khi vi phạm được xử lý, khắc phục.

Trước tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang diễn ra tại xã Vĩnh Quỳnh, rất mong UBND TP Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì chỉ đạo xử lý, giải quyết dứt điểm những vi phạm nêu trên.

 Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top