Vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (Kim Oanh Group) dính nhiều “lùm xùm” tại các dự án mà đơn vị này triển khai. Tuy nhiên, điều mà khách hàng quan tâm không phải câu chuyện DN biện hộ thế nào, mà cách họ thực hiện ra sao....?
“Cố đấm ăn xôi” cả những dự án đã được kết luận sai phạm
Những ngày vừa qua, trả lời trên một số kênh truyền thông, bà Đặng Thị Kim Oanh được biết đến là Tổng Giám đốc của Kim Oanh Group (hiện Kim Oanh Group đã thay đổi thông tin của doanh nghiệp lần thứ 15 vào ngày 29/4/2020. Người đại diện theo pháp luật của công ty này là ông Nguyễn Phú Đức sinh 24/01/1995, có địa chỉ thường trú tại TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, ông Đức cũng là Tổng Giám đốc mới của doanh nghiệp này) liên tục đưa ra những lời biện hộ tại các dự án doanh nghiệp này triển khai. Mặc dù trước đó, những dự án này đã được kết luận sai phạm.
Cụ thể, bà Đặng Thị Kim Oanh thông tin với báo giới về dự án Cầu Đò và Mỹ Phước 4 khu B (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thuận Lợi (Công ty Thuận Lợi) của gia đình bà làm chủ đầu tư. Đây là một trong số những dự án điển hình đang bị vướng vào những lùm xùm thiếu căn cứ, dự án được mang đi thế chấp…. có vẻ như lại đang bị “bàn tay vô hình” tiếp sức để triệt hạ.
Tuy nhiên, trái với thông tin của bà Oanh đưa ra, được biết dự án trên đã được Công ty Thuận Lợi lại đem Giấy chứng nhận Quyền sử đất mang đi thế chấp cho cá nhân, tổ chức để vay tiền như báo Kinh tế nông thôn đã thông tin trước đó.
Mặt khác, trong các văn bản của UBND Thị xã Bến Cát (Bình Dương) kết luận về vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng và lĩnh vực đất đai đối với Công ty Thuận Lợi. Cụ thể, Tại tờ trình và báo cáo của UBND Thị xã Bến Cát đều xác định rõ Công ty Thuận Lợi đã có 3 sai phạm lớn tại Dự án khu dân cư Mỹ Phước 4B như có hành vi sử dụng đất khi chưa thực hiện các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai đối với phần diện tích 7.551m2 tại phường Mỹ Phước. Mặc dù phần diện tích này nằm trong quy hoạch dự án Khu dân cư Mỹ Phước 4 - Khu B được UBND thị xã Bến Cát phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 năm 2016. Tuy nhiên, Công ty Thuận Lợi chưa được UBND tỉnh Bình Dương giao đất theo quy định đã tự ý san nền, xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng.
Mặc dù chưa đủ điều kiện để thực hiện chuyển nhượng, song Công ty Thuận Lợi vẫn ký hợp đồng nguyên tắc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở hình thành trong tương lai, hợp đồng đặt cọc về việc đảm bảo giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản với tổng diện tích 1.377,06 m2, tổng số tiền đã thu lên tới 6,6 tỉ đồng. Thị xã Bến Cát còn phát hiện Công ty Thuận Lợi lấn chiếm 7.551 m2 đất đang được UBND phường Phước Mỹ quản lý, sử dụng hợp pháp.
Cùng liên quan đến những dự án trên, tại Kết luận số 07/KL-TTR của Thanh Tra Bộ Tư pháp (báo Kinh Nông thôn đã có bài phản ánh cần sớm ban hành Kết luận Thanh tra trước đó) cũng chỉ ra 5 sai phạm nghiêm trọng tại những dự án này như: Diện tích quyền sử dụng đất giữa Chứng thư thẩm định giá và kết quả bán đấu giá là không đồng nhất. Hồ sơ đấu giá của không có tài liệu thể hiện niêm yết Thông báo đấu giá tại địa điểm theo quy định của pháp luật. Chưa đảm bảo chặt chẽ trong việc người đăng ký tham gia đấu giá nộp tiền đặt trước khi thời hạn nộp tiền đã hết. Chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong việc thực hiện Hợp đồng đấu giá đã ký kết với ngân hàng. Nhận thức chưa đúng về tài sản đấu giá dẫn đến việc thông báo bán đấu giá tài sản không được chuyển nhượng.
Mối quan hệ giữa OCB và Kim Oanh Group
Liên quan đến mối quan hệ giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB) và Kim Oanh Group, vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã tiến hành thu giữ vật chứng của vụ án hình sự là “sổ đỏ” và quyền sử dụng khu đất 43ha dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ Tân Phú (Dự án Tân Phú).
Điều đáng nói, trong biên bản bàn giao của liên ngành gồm Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương, đại diện Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương cùng đại diện UBND phường Hoà Phú và bà Hồ Thị Nở - Đại diện theo uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật - Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tân Phú.
Trong biên bản được lập, bà Hồ Thị Nở người đại diện theo uỷ quyền đã xác nhận 2 GCNQSDĐ này đã được Công ty Tân Phú thế chấp cho Ngân hàng Thương mại Phương Đông - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2019 để vay tiền.
Cụ thể, tìm hiểu của phóng viên, trong lời chứng hợp đồng thế chấp được xác lập vào ngày 12/9/2019 tại Văn phòng Công chứng Thành Phố Mới, tỉnh Bình Dương. Công ty Tân Phú đã thế chấp 2 GCNQSDĐ số BK075229 và BK075230 cho Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (OCB HCM) để đảm bảo cho khoản vay của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp Nam Kim (nơi mà bà Nguyễn Thị Nhung chức vụ TGĐ - Con gái bà Đặng Thị Kim Oanh TGĐ Công ty Tân Phú). Mặt khác, bằng nhiều hình thức khác nhau Công ty Tân Phú tiếp tục huy động vốn của khách hàng lên đến hàng trăm tỉ thông qua các hợp đồng vay vốn, góp vốn…
Tuy nhiên, việc thế chấp này bị Sở Tài nguyên – Môi trường Bình Dương cho rằng “chưa có cơ sở giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Phú” bởi Công an tỉnh Bình Dương đã đề nghị ngăn chặn giao dịch quyền sử dụng đất đối với khu đất trên.
Sự việc chưa dừng lại, chỉ trước một ngày khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương tiến hành thu giữ vật chứng của vụ án hình sự là “sổ đỏ” và quyền sử dụng khu đất 43ha dự án Tân Phú. Ngày 21/4/2020, OCB đã cùng Công ty Tân Phú kịp thời ký một hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo quản tài sản theo số 2204/2020/BQ15 với tài sản là 02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang số BK 075230 và BK 075229.
Tiếp đến, ngày 22/4/2020, Phó giám đốc OCB CN TP. Hồ Chí Minh – ông Phan Văn Việt có Thông báo 653/BB-OCB gửi Văn phòng Công chứng Thành Phố Mới, Bình Dương đề nghị làm thủ tục giải tỏa tài sản bảo đảm tiền vay đối với các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK075229 (259.062.3m2) và BK075230 (160.672,9 m2) tại hợp đồng thế chấp số 0056/2019/BĐ ngày 12/9/2019.
Khi hợp đồng thế chấp số 0056/2019/BĐ ngày 12.9.2019 không còn, về nguyên tắc hợp đồng của Công ty Nam Kim vay tại OCB cũng phải được thanh lý. Tuy nhiên, xác minh tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, dư nợ của Công ty Nam Kim tại OCB từ tháng 9.2019 đến tháng 3.2020 là 350 tỉ đồng (Số liệu báo cáo tính đến ngày 11/4/2020).
Đối với phần tài sản đảm bảo thế chấp cho khoản vay 350 tỉ tại OCB lại được thể hiện là phần vốn góp của Công ty Nam Kim vào Công ty Tân Phú và toàn bộ thành quả, lợi nhuận, lợi tức và tất cả các quyền tài sản khác hình thành trong tương lai, ngày thế chấp là ngày 24/9/2019. Điều mà dư luận quan tâm là vấn đề liên quan đến tài sản bảo đảm khoản vay sau khi Sở Tài nguyên – Môi trường Bình Dương từ chối kiến nghị của Công ty Kim Oanh đề nghị cho Công ty Tân Phú thế chấp quyền sử dụng đất tại dự án 43ha.
Trước đó, tìm hiểu của phóng viên, mối “lương duyên” giữa Ngân hàng OCB và Kim Oanh Group trở lên bền chặt từ thời điểm tháng 10/2019. Cụ thể, ngày 14/10/2019, Kim Oanh Group đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng OCB. Đây được xem là bước đi chiến lược của Kim Oanh Group nhằm chuẩn bị phát triển các khu đô thị lớn và tham gia mảng bất động sản công nghiệp.
Cũng theo biên bản ký kết, Ngân hàng OCB cam kết sẽ đồng hành và tài trợ vốn cho Kim Oanh Group trong hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển dự án bất động sản. Đồng thời, OCB cũng sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và các gói tài chính hỗ trợ cho khách hàng mua sản phẩm tại các dự án của Kim Oanh Group với lãi suất ưu đãi.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.